Thử dùng smartphone "chống nghiện" của Google, tôi chỉ trụ được 48 giờ nhưng nhận ra con người đang phụ thuộc vào công nghê đến thế nào
Đây là một cách để “cai nghiện” smartphone cực kỳ độc đáo, nhưng chưa thể khiến người dùng bớt phụ thuộc vào điện thoại.
- Đồng sáng lập Apple thích Apple Watch vì ông không muốn bị nghiện smartphone
- 'Nghiện làm việc' như Elon Musk: Giao thừa và ngày đầu năm mới 2020 đến nhà máy Tesla để 'thúc nhanh tiến độ giao xe'
- Cảnh giới nghiện smartphone mới: Anh thanh niên đang say giấc nồng mà tay vẫn nhoay nhoáy bấm không khí như bấm điện thoại
Không chỉ là một người dùng smartphone bình thường, tôi còn là phóng viên mảng đánh giá điện thoại trong nhiều năm. Vốn luôn được trả tiền để sử dụng đồ công nghệ, giờ đây tôi lại được nhờ làm điều ngược lại. Đó là một trải nghiệm mới mẻ và vị đối với tôi.
Tôi dự định sẽ thực hiện thử thách trong 24 tiếng, với mục tiêu hạn chế hoàn toàn việc sử dụng. Thế nhưng, tôi nhanh chóng phải hạ thấp sự kỳ vọng xuống.
Dùng smartphone chỉ để… nghe gọi và xem giờ
Khi tham gia vào dự án có tên là “Envelope” do Google khởi xướng, người dùng sẽ nhận được một chiếc smartphone Pixel 3A. Máy sẽ được bọc trong một phong bao có độ dày chỉ 0,1 mm chỉ có hai màu đen trắng, để họ không thể nhắn tin, lướt web, xem Youtube, chụp ảnh… Nói cách khác, chiếc smartphone lúc này chỉ có thể nghe gọi và xem giờ.
Sau khi mở ứng dụng cài đặt, tôi chỉ có 10 giây để niêm phong hoàn toàn chiếc Pixel 3A. Kể từ đó, tôi chỉ có thể truy cập vào bàn phím quay số với 4 hàng tiêu chuẩn, nút gọi và nút xem giờ. Khi cần liên lạc cho ai đó, nút gọi sẽ chuyển sang xanh, rồi chuyển sang đỏ trong lúc diễn ra cuộc thoại.
Ảnh: Cnet
Nếu muốn xem thời gian, từng chữ số biểu thị giờ trên bàn phím quay số sẽ lần lượt sáng lên. Việc nhìn thời gian lóe lên qua lớp giấy mỏng đã trở thành điều tôi thích thú nhất ở ứng dụng này.
Vì hiếm khi gọi cho ai và thường trò chuyện với bạn bè trên Messenger, tôi vượt qua thử thách dễ dàng. Khi đi làm, tôi sẽ kiểm tra tin nhắn và nghe nhạc trên máy tính. Về tới nhà, tôi nghĩ mọi thứ cũng không quá khó khăn. Để điện thoại trong phòng ngủ, tôi dành vài giờ tiếp theo nấu nướng, ăn tối và xem Netflix trong một căn phòng khác. Thứ duy nhất cám dỗ tôi là lướt Twitter trước khi đi ngủ, nhưng tôi vẫn có thể cưỡng lại một đêm.
Sau đó, tôi đột nhiên nhận được lời mời ăn tối tại nhà bạn. Hóa ra, khó khăn không phải là không được dùng Twitter hay Instagram, mà là không thể sử dụng Google Maps. Vì không muốn vừa phải lái xe vừa dò đường, tôi quyết định tạm dừng thử thách của mình một lúc và dùng một chiếc điện thoại phụ để tìm đường. Phải thừa nhận là nếu không có chiếc điện thoại phụ, có lẽ tôi đã bỏ cuộc chỉ sau 5 tiếng.
Trong vòng 24 tiếng tiếp theo, tôi dùng chiếc điện thoại Envelope này để gọi điện (hơi khó nghe một chút), cố gắng tránh mưa (nó không chống thấm quá tốt) và xem đồng hồ cả chục lần.
Tuy nhiên, sau 3 lần cố gắng dùng điện thoại phụ, tôi quyết định dừng thử thách lại. Tôi đã dùng nó làm đồng hồ báo thức, sau đó dùng tại rạp chiếu phim để nhận điện thoại báo mã xác nhận email. Lần cuối cùng tôi dùng nó là để kiểm tra thời gian xe buýt chạy.
Trước khi thực hiện thử thách, tôi tưởng tượng mình sẽ tháo phong bao trong trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ và sẵn sàng quay lại thế giới công nghệ. Tuy nhiên, mọi thứ lại không lý tưởng như vậy. Sau 48 giờ bọc chiếc Pixel 3A lại và chịu không ít áp lực, tôi phải lấy chiếc điện thoại ra.
Liệu con người có thể “cai nghiện” smartphone thành công?
Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác hại của việc dùng điện thoại quá nhiều. Thói quen này có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến bạn ăn uống mất kiểm soát và tăng nguy cơ mù lòa. Chưa kể, việc dành hàng giờ lướt mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Chính vì thế, các hãng sản xuất điện thoại bắt đầu cung cấp phần mềm thông báo về thời lượng bạn dùng thiết bị và hạn chế thời lượng trên một số ứng dụng nhất định. Apple có Screen Time, Google có Digital Wellbeing; ngoài ra còn một số bên thứ ba như Siempo, Space và Flipd.
Envelope không phải dự án đầu tiên ngăn mọi người dùng smartphone vô tội vạ. Tuy nhiên, điều khiến tôi thích thú là nó sử dụng rào cản vật lý và hoàn toàn miễn phí. Bởi lẽ, đây không phải là một sản phẩm thực sự, mà chỉ là dự án của Google.
“Chúng tôi ước rằng mọi điện thoại đều có thể làm được điều này”, Adrian Westaway - đồng sáng lập dự án Envelope cho biết. “Chúng tôi muốn cả cộng đồng có thể chung tay phát triển nó để nhiều người dùng điện thoại có thể tiếp cận”.
Tuy nhiên, rất khó để chúng ta dừng phụ thuộc vào smartphone, bởi không phải ai cũng có thể ngắt kết nối với công việc, học tập và xã hội. Ngoài ra, việc chúng ta sử dụng smartphone vì sự an toàn của bản thân cũng rất đáng lưu tâm. Tôi không muốn đặt bản thân mình vào tình cảnh nguy hiểm như lúc ngồi chờ xe buýt.
Mặc dù vậy, tôi vẫn mong mọi người vẫn hãy thử trải nghiệm xa rời smartphone và các thiết bị điện tử khác, dù chỉ là trong vài giờ ngắn ngủi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android