Thừa nhận chip Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong 5 năm nữa, Intel đề nghị chính phủ Mỹ giúp đỡ
Các lãnh đạo Intel tin rằng, trong 5 năm tới, những công ty chip AI của Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế của nước Mỹ nếu không hành động sớm.
Sau nhiều thập kỷ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chip, hiện tại dường như các công ty Mỹ đang sa sút trước các đối thủ đến từ Trung Quốc. Mới đây, nhà sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ cũng như hàng đầu thế giới, Intel đã phải thừa nhận các công ty Trung Quốc có thể bắt kịp các tiến bộ về chip của Mỹ trong vòng 5 năm nữa và kêu gọi sự giúp đỡ từ chính phủ trong cuộc đua này.
Trong sách trắng mới phát hành của mình, Intel đang kêu gọi chính phủ Mỹ thực hiện chiến lược quốc gia về AI để có thể đánh bại các đối thủ mới nổi trong lĩnh vực này, vốn đến từ Trung Quốc và những quốc gia khác.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chip đang tràn ngập những người chơi mới đến từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, với mỗi đối thủ lại giành cho mình một khu vực riêng để không ai có thể xâm nhập vào. Trong đó lĩnh vực được tập trung nhiều nhất là các chip được chế tạo riêng cho AI, một lĩnh vực mới đang thay đổi nhanh chóng và cần đến các chuyên môn sâu trong việc thiết kế và sản xuất silicon.
Điều này gây ra mối đe dọa cho chính những công ty đang dẫn đầu như Intel và Nvidia. Bản thân các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ - bao gồm Google, Facebook, Apple và Amazon – cũng đang gia tăng việc tự sản xuất chip cho riêng mình.
Cùng lúc đó, các quốc gia như Trung Quốc và nhiều quốc gia khác cũng đang đẩy mạnh nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào các con chip do những công ty Mỹ sản xuất. Naveen Rao, trưởng nhóm AI của Intel dự đoán, các công ty Trung Quốc sẽ tạo nên mối đe dọa trong vòng 2 đến 5 năm nữa, phụ thuộc vào loại chip AI mà họ sản xuất.
Rao nói với Axios: "Tôi vẫn có một chút thất vọng về tốc độ những gì chúng ta đang hành động."
Và vì vậy, trong sách trắng của mình, Intel đề xuất một số biện pháp đồng bộ với nhau, bao gồm cả tăng cường đầu tư bằng ngân sách liên bang vào R&D cho AI và các chương trình đào tạo lại.
Trong đó, ưu tiên hàng đầu của họ là chính phủ nên mở khóa kho dữ liệu khổng lồ của mình để các công ty có thể tiếp cận – đây được xem như là một bước đi gây ra nhiều tranh cãi về quyền riêng tư. Điều này được kỳ vọng sẽ loại bỏ lợi thế của Trung Quốc về việc có được kho dữ liệu khổng lồ để các công ty AI của họ có thể tiếp cận và nghiên cứu.
Không chỉ vậy, ông David Hoffman, người phụ trách pháp lý của Intel còn đề xuất Mỹ nên tìm kiếm các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với những quốc gia khác, để có thể giành được quyền truy cập vào các bể dữ liệu lớn hơn nữa.
Ông Rao cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc "vẫn chưa xảy ra trên thị trường AI, nhưng rồi họ sẽ làm được. Tôi không hề nghi ngờ gì điều đó."
Tham khảo Axios
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI