Thực hư 'móc khóa' phát hiện camera giấu kín tại nhà nghỉ trong chớp mắt: Có thần thánh như lời đồn?
Cơn sốt camera gián điệp ngày nay khiến việc phát hiện ra chúng trở thành nhu cầu hàng ngày của con người.
- Đi tìm chuột chơi game tốt nhất ở mọi tầm giá
- Lý giải 7 chữ cái xuất hiện trên máy ép nước mía Việt Nam gây sốt ở châu Âu: Một khám phá làm thay đổi mọi thứ!
- Trên tay Xiaomi Band 8 tại VN: Thiết kế không đổi nhưng nâng cấp dây đeo, có màn hình 60Hz, pin 16 ngày, giá từ 850.000 đồng
- Nhóm sinh viên thiết kế kính AR kết hợp AI có thể 'nhắc bài' cho người đeo, cực hữu dụng cho những ai không biết nói gì khi đi hẹn hò
'Móc khóa' thần kỳ
Khoảng cuối năm ngoái, trên mạng xã hội TikTok của Việt Nam xuất hiện khá nhiều clip review về một thiết bị cầm tay có thể phát hiện camera giấu kín tại nhà nghỉ trong chớp mắt. Đáng nói, nó có giá chưa đầy 200.000 đồng và nhỏ gọn tới mức có thể dùng làm móc khóa cũng được.
Theo tờ Xiaomi Today, đó là thiết bị phát hiện camera ẩn của hãng Baseus, mang tên Heyo hidden CCTV camera detector. Nó sử dụng công nghệ hồng ngoại để quét và phát hiện các loại camera gián điệp. Ưu điểm của thiết bị này là có thời lượng pin dài, phạm vi bán kính quét rộng và có kích thước bỏ túi.
Mặc dù có thiết kế trông rất đơn giản nhưng Heyo trang bị chip cảm biến 3D, được quảng bá là "mang lại độ nhạy và tỷ lệ bắt cao hơn cho các thiết bị hồng ngoại". Công nghệ cảm biến 3D tiên tiến mang lại khả năng nhận biết và chụp các ánh sáng cao mà mắt thường không nhìn thấy.
Ngoài ra, thiết bị có tuổi thọ pin dài, hỗ trợ sạc nhanh bằng cổng Type C. Thời gian hoạt động khi ở chế độ "standby" có thể lên tới 720 tiếng.
Máy có hai chế độ: Chế độ luôn bật (Always-on Mode) rất phù hợp để dò quét cả căn phòng, trong khi chế độ Nhấp nháy (Strobing Mode) giúp bạn phát hiện đèn phản chiếu từ ống kính camera.
Xiaomi Today cho hay, người dùng có thể quét căn phòng một cách dễ dàng bằng cách bật thiết bị lên và nhìn qua chiếc kính hình tròn nhỏ trên thiết bị. Khi nhìn qua đó, bạn có thể thấy các vị trí có camera giấu kín được báo đèn đỏ.
Thiết bị này được cho là cần thiết và rất phù hợp với những người muốn đảm bảo sự riêng tư, cũng như an toàn khi đi du lịch.
Tuy nhiên, Heyo cũng có những nhược điểm nhất định. Ví dụ, đoạn dây gắn vào thiết bị rất mỏng, tạo cảm giác rất dễ bị đứt. Ngoài ra, thiết bị này sẽ hoạt động tốt hơn trong môi trường thiếu sáng. Phạm vi thiết bị có thể phát hiện camera là tối đa 5m, do đó người dùng cần phải soi kỹ và đứng gần lại mới có thể phát hiện camera.
Có thực sự hữu dụng?
Theo website Counterespionage, cơn sốt camera gián điệp ngày nay khiến việc phát hiện ra chúng trở thành nhu cầu hàng ngày của con người.
Do chi phí cao của các thiết bị chuyên nghiệp phát hiện camera gián điệp bằng laser, người ta phải tin tưởng vào một kỹ thuật phát hiện khác ít tốn kém hơn, đó là đèn LED nhấp nháy màu đỏ. Kỹ thuật này đôi khi có tác dụng. Đèn nhấp nháy làm nổi bật các bề mặt phản chiếu, chẳng hạn như thấu kính thủy tinh và nhựa.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy dò, trong đó phổ biến nhất là loại dùng kỹ thuật nháy đèn, tương tự như Heyo. Với thiết bị này, bạn nhìn qua một miếng nhựa màu để tìm ánh sáng phản chiếu lại phía bạn.
Nhựa sẽ khớp với màu của đèn LED để lọc các bước sóng ánh sáng khác. Màu phổ biến nhất là màu đỏ, có lẽ để mang lại cảm giác "laser" cho trải nghiệm. Đây là lựa chọn tốt nhất cho những người có ngân sách trung bình.
Kỹ thuật này cũng có sẵn dưới dạng ứng dụng dành cho điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android và iOS.
Đáng nói, các thiết bị phát hiện camera giấu kín thông qua đèn nháy màu đỏ sẽ làm tốn nhiều công sức hơn so với các hệ thống sử dụng laser. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi rất nhiều thứ phản chiếu ánh sáng.
Ngoài khả năng nhìn thấy những kết quả "dương tính" giả, việc tìm kiếm theo cách này cũng có thể khiến bạn mệt mỏi rất nhanh, nhất là mỏi mắt, đặc biệt nếu bạn phải kiểm tra không gian lớn. Bên cạnh đó, nó chưa chắc hoạt động nếu camera giấu kín được đặt trong vỏ nhựa màu đen.
Thế nhưng, vẫn phải nói rằng, ngay cả với những hạn chế này, kỹ thuật đèn nháy có thể thành công một cách đáng ngạc nhiên trong một số trường hợp.
Trên thị trường hiện nay còn có thêm một loại máy dò khác có khả năng phát hiện tần số vô tuyến. Ví dụ, nó có thể giúp xác định xem camera có đang truyền hình ảnh đi nơi khác hay không, phát hiện một số (nhưng không phải là tất cả) máy phát chỉ giọng nói...
Đôi lúc, tính năng này sẽ hữu dụng với bạn, song, nhìn chung nó vẫn tỏ ra thiếu chắc chắn trong nhiều trường hợp và có thể tạo ra cảm giác an toàn giả.
Nhìn chung, theo Counterespionage, các thiết bị phát hiện camera giấu kín hiếm khi đi kèm với hướng dẫn chi tiết, chúng chỉ là những "công cụ hữu ích" mà thôi. Do vậy, tương tự như bất cứ công cụ nào khác, các thiết bị này sẽ không hữu dụng nếu bạn không có kỹ năng sử dụng.
Việc không nắm được có những loại camera gián điệp nào hay những vị trí chúng thường được cài cắm sẽ rất nguy hiểm. Một cuộc kiểm tra thiếu hiểu biết sẽ tạo ra cho bạn cảm giác an toàn giả tạo. Vì vậy, bước đầu tiên bạn cần làm vẫn là nắm được những kiến thức cơ bản.
Tuy nhiên, với một thiết bị nhỏ gọn và mức giá tương đối rẻ dành cho thiết bị dò camera như Heyno, bạn hoàn toàn có thể mua về để có thêm trải nghiệm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Meta AI đã có thể sử dụng tại Việt Nam: Chatbot AI cạnh tranh ChatGPT và Gemini
Dù chưa chính thức, nhưng người Việt đã có thể dễ dàng truy cập và sử dụng Meta AI.
Vì sao nhà sáng lập TSMC nhìn thấu trước thất bại của CEO Intel ngay từ 2021 – Và giờ thì đúng thật!