Thung lũng Silicon đầu tư 300 triệu USD vào các startup buôn bán sneakers, hứa hẹn vượt mặt Amazon và eBay trong cuộc chiến chống hàng giả

    Long.J,  

    Hàng nghìn người nối đuôi xếp hàng mỗi khi Air Jordan phát hành đã cho thấy sự cần thiết của một thị trường chuyên biệt, giúp khách hàng chống lại hàng giả. Đây là điều mà Amazon và eBay đang thiếu sót, họ chủ yếu phát hiện ra hàng giả do khiếu nại từ khách hàng.

    Khi Danny Rimer biết tới thị trường buôn bán sneakers trực tuyến gọi là GOAT đang tìm kiếm nhà đầu tư để giúp mở rộng kinh doanh những mẫu Nike Air Jordan hoặc adidas Yeezy hiếm có và đắt đỏ. Rimer đã đề xuất đầu tư thông qua công ty của mình, Index Ventures, với số vốn lên tới 60 triệu USD.

    "Rõ ràng là thị trường sneakers đã thực sự cất cánh và những người này tìm được cách để khách hàng có thể dễ tìm kiếm và mua bán chúng", Rimer cho biết. Index Ventures đã kết thúc vòng đầu tư vào thứ ba, đưa tổng số vốn mà GOAT đã kêu gọi được lên tới 97,6 triệu USD.

    "Chẳng mấy chốc mà nó sẽ trở thành hiện tượng", Rimer nói thêm.

    Index Ventures chỉ là công ty mới nhất đóng góp vào ngành công nghiệp giày dép trị giá 65 tỷ USD. Mặc dù doanh số bán hàng may mặc đang gặp khó khăn chung, thị trường sneakers vẫn phát triển mạnh nhờ nhu cầu sở hữu những phiên bản giới hạn. Nên nhớ, sneakers đã trở thành một danh mục hàng hóa cực kỳ được quan tâm trên Amazon.

    Thung lũng Silicon đầu tư 300 triệu USD vào các startup buôn bán sneakers, hứa hẹn vượt mặt Amazon và eBay trong cuộc chiến chống hàng giả - Ảnh 1.

    adidas Yeezy v2 Beluga, một trong những mẫu sneakers được thèm khát nhất

    Trong 3 năm trở lại đây, các nhà đầu tư mạo hiểm đã ném 300 triệu USD vào hơn 20 startup giày dép, hứa hẹn giúp việc mua sắm trực tuyến ngành hàng này trở nên dễ dàng và an toàn, loại bỏ tận gốc hàng giả, hàng nhái.

    Các khoản đầu tư đã giúp thông tin về sneakers tràn ngập trên News Feed của Facebook, Instagram, Pinterest, thậm chí những người nổi tiếng đến từ Hollywood như Mark Wahlberg, Will Smith... đều đang đánh cược một phần tài sản vào đôi sneakers dưới chân.

    Đối tượng khách hàng chính của sneakers chính là nam giới, có cùng nỗi ám ảnh với thời trang không khác gì phụ nữ. Với những người trẻ trong thế giới hiện đại, cà vạt và sơ mi đang dần bị thế chỗ bởi thời trang đường phố, tiện dụng và thoải mái. Sau smartphone và đồng hồ, sneakers và những đôi tất giờ trở thành phụ kiện cơ bản cho những anh chàng ưa diện.

    Theo NPD Group, doanh thu của những mẫu sneakers nhẹ nhàng, tiện lợi, phù hợp với nhiều môi trường công việc đã tăng trưởng 17% trong năm 2017, đạt 9,6 tỷ USD.

    GOAT (viết tắt của Greatest of All Time) cho biết, website của họ có 15 triệu lượt truy cập mỗi tháng, chủ yếu để mua bán sneakers mới hoặc đã qua sử dụng, hầu hết là những đôi giày "must-have" của Nike và adidas. Tất cả sneakers được kiểm tra, đánh giá tại các cơ sở của GOAT ở Culver City, California và Seacaucus, New Jersey.

    Trung bình đơn hàng của GOAT có giá trị khoảng 300 USD, họ sẽ thu 12,4% hoa hồng trên mỗi giao dịch thành công.

    Thung lũng Silicon đầu tư 300 triệu USD vào các startup buôn bán sneakers, hứa hẹn vượt mặt Amazon và eBay trong cuộc chiến chống hàng giả - Ảnh 2.

    Trung bình đơn hàng của GOAT có giá trị khoảng 300 USD, họ sẽ thu 12,4% hoa hồng trên mỗi giao dịch thành công

    Website của GOAT có khoảng 7 triệu thành viên, những người đã điền đầy đủ thông tin cá nhân cùng với sở thích và size giày phù hợp. Ngoài việc huy động 30 triệu USD, GOAT còn thông báo rằng họ đang thương lượng để mua lại hệ thống cửa hàng của Flight Club (website bán giày uy tín) ở New York và Los Angeles. Tổng doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD.

    Theo One Click Retail, Amazon cũng là một thị trường lý tưởng với sneakers, đem về 3,7 tỷ USD trong năm vừa qua. Tuy nhiên, GOAT và các nhà đầu tư tin của họ tin rằng, vẫn còn rất nhiều "đất làm ăn" cho những website tập trung vào kho sneakers độc đáo, hiếm có.

    "Amazon là nơi tuyệt vời để bày bán giấy toilet và đồ ăn cho chó", Eddie Lu, CEO của GOAT nói. "Thế hệ những người thích mua sắm tiếp theo thực sự đánh giá cao phong cách và biết chọn lọc thông tin, thứ họ cần không đơn giản là hàng hóa".

    Các "ông lớn" duy trì sự quyến rũ của thương hiệu bằng việc phát hành nhỏ giọt những mẫu sneakers giá trị. Điều này tạo ra thị trường thứ cấp, giúp GOAT có trị giá lên tới 2 tỷ USD.

    Theo Grag Bettinelli, một đối tác của Upfront Ventures, nhà đầu tư của GOAT thì hàng nghìn người nối đuôi xếp hàng mỗi khi Air Jordan phát hành đã cho thấy sự cần thiết của một thị trường chuyên biệt, giúp khách hàng chống lại hàng giả. Đây là điều mà Amazon và eBay đang thiếu sót, họ chủ yếu phát hiện ra hàng giả do khiếu nại từ khách hàng.

    Theo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ