Thượng viện Mỹ đồng ý cung cấp cho NASA gần 20 tỉ USD chi phí, nhưng với một điều kiện khá "khoai"
Đó là, phải đưa được các phi hành gia lên bề mặt Sao Hỏa trong vòng 25 năm tới.
NASA, kể từ lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo Sao Hỏa cách đây 45 năm, vẫn luôn nung nấu ước mơ về một nhiệm vụ vũ trụ do con người thực hiện trên "hành tinh đỏ" này.
Thế nhưng, phải đến tuần vừa rồi, Quốc hội Mỹ mới bắt đầu có những động thái rõ ràng để hỗ trợ NASA đạt được ước mơ kể trên. Cụ thể là, thượng nghị viện đã thông qua một dự luật trong đó đồng ý cung cấp cho NASA 19,5 tỉ USD kinh phí cho các dự án thám hiểm Sao Hỏa - với điều kiện trong vòng 25 năm tới NASA phải đưa được một phi hành đoàn tới hành tinh này.
"Nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, khám phá và thám hiểm Sao Hỏa trên lượng chi phí có sẵn, người quản lý chi phí sẽ thực hiện những công việc cần thiết như tham gia vào các chương trình giáo dục quốc tế, cũng như tác động tới những đối tác công nghiệp khác để đảm báo các hoạt động trong chương trình nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho mục tiêu thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai, cũng như hướng tới mục tiêu đưa con người lên Sao Hỏa sinh sống" - trích một đoạn trong dự luật.
Đồng thời, thượng viện Mỹ cũng coi dự luật này như một cách để ngăn Tổng thống tiếp theo của Mỹ can thiệp vào chương trình vũ trụ quốc gia. Nhất là khi nhiều năm trước, Tổng thống Barack Obama đã hủy bỏ chương trình Constellation với mục tiêu đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng.
"Trong quá khứ, chúng ta đã từng thấy được tầm quan trọng của sự ổn định, cũng như khả năng dự báo trong các chương trình thám hiểm vũ trụ của NASA, và thường khi có sự thay đổi về ban lãnh đạo, với việc hủy bỏ một hoặc một vài dự án lớn đã để lại nhiều hậu quả không tốt" - Thượng nghị sĩ Ted Cruz chia sẻ.
"Hơn nữa, điều này khiến lãng phí rất nhiều tiền của, cũng như khiến nhiều người khác mất việc".
Đồng thời, dự luật này đánh dấu lần đầu tiên mà luật pháp Mỹ tham gia trực tiếp vào chương trình thám hiểm Sao Hỏa.
"50 năm sau khi Tổng thống Kennedy 'thách thức' Hoa Kỳ đưa được con người lên Mặt Trăng, giờ đây, Thượng nghị viện cũng đang thách thức NASA đưa con người lên bề mặt Sao Hỏa" - Thượng nghị sĩ Florida Bill Nelson cho biết.
Dự luật cũng cung cấp thêm một số chương trình vũ trụ khác như, tiếp tục phát triển hệ thống bệ phóng tên lửa mới, cùng với việc phát triển tàu vũ trụ Orion và nhiều tàu vũ trụ khác nữa trong tương lai.
Tuy nhiên, cùng với đó, là yêu cầu NASA cần phải có một nhiệm vụ vũ trụ không người lái lên sao Hỏa vào năm 2018 - và năm 2021 phải có một nhiệm vụ vũ trụ khác do con người thực hiện.
Đồng thời, NASA cũng sẽ phải tiếp tục làm việc để đảm bảo hoạt động của trạm vũ trụ quốc tế ISS tới năm 2024, và thiết kế đwọc một bộ đồ phi hành gia mới để thực hiện việc thám hiểm Sao Hỏa của con người.
Dự luật này cũng đảm bảo cho các tập đoàn hàng không vũ trụ cũng sẽ có nhiều cơ hội lớn hơn để tham gia vào các hoạt động trong vệ tinh quỹ đạo Trái Đất, từ đó cải thiện khả năng giám sát, cũng như hỗ trợ y tế cho các phi hành gia tham gia vào nhiều nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ trong tương lai.
Một nhiệm vụ vũ trụ do con người thực hiện lên Sao Hỏa sẽ kéo dài bao lâu?
Vì quỹ đạo của Trái Đất và Sao Hỏa khác nhau, mà cơ hội để thực hiện nhiệm vụ vũ trụ tới "hành tinh đỏ" cũng không có nhiều.
Bởi lẽ, khoảng cách từ Trái Đất tới Sao Hỏa có thể chỉ là 54,6 triệu km, nhưng cũng có thể cách xa tới tận hơn 400 triệu km.
Chính vì lý do này, mà các tàu vũ trụ đến với Sao Hỏa cần phải được phóng trong một vài khoảng thời gian nhất định, như khi các hành tinh thẳng hàng.
Nếu như NASA thực hiện nhiệm vụ vũ trụ đưa phi hành gia lên Sao Hỏa, thì nhiệm vụ vũ trụ này sẽ kéo dài ít nhất là 3 năm. Tuy nhiên, chưa từng có phi hành gia nào từng ở ngoài vũ trụ nhiều hơn 14 tháng liên tục cả, bởi vậy mà chúng ta cần phải thực hiện thêm rất nhiều nghiên cứu nữa trước khi có thể đưa các phi hành gia lên Sao Hỏa thành công.
Tham khảo dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời