Thụy Sĩ trao thưởng 150.000 USD cho ai tìm được lỗ hổng trong hệ thống bỏ phiếu online của mình
Thụy Sĩ đang mở rộng hệ thống bỏ phiếu online, và cần sự giúp đỡ của các hacker mũ trắng để hoàn thiện nó.
Trong tháng tới, chính phủ Thụy Sĩ sẽ mở rộng hệ thống bỏ phiếu online (E-voting) tân tiến, giúp người dân tham gia bỏ phiếu, bầu cử mọi lúc, mọi nơi. Nhưng đã là công nghệ số thì sẽ tiềm tàng các cơ hội cho những tổ chức cực đoan lợi dụng để gây ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Chính vì vậy, nước này treo thưởng tổng cộng 150.000 USD cho các hacker mũ trắng có thể tìm thấy lỗi, lỗ hổng trong hệ thống e-voting của mình.
Chương trình này sẽ bắt đầu vào 24 tháng 2, kết thúc vào 24 tháng 3, tức kéo dài 1 tháng - giống với một cuộc bầu cử của Thụy Sĩ. Trong thời gian này, các hacker đã đăng kí có thể tìm cách xâm nhập vào hệ thống, báo cáo với chính phủ và nhận thưởng.
Được biết, Thụy Sĩ trước đây cũng đã có nhiều hệ thống e-voting, nhưng mới thí điểm nhỏ lẻ, chỉ chiếm khoảng 10% số dân ở các buổi trưng cầu dân ý, 30% số dân cho các sự kiện thay đổi hiến pháp. Nhưng với hệ thống mới, nước này đặt chỉ tiêu đưa công nghệ e-voting tới 2/3 Bang trong Liên minh Thụy Sĩ. Một vài nhà làm luật thì đã phản đối thí điểm này, cho rằng hệ thống e-voting vẫn chưa chuẩn bị, có thể bị hack và từ đó gây nhiễu loạn chính phủ.
Trở lại với chương trình trao thưởng, mức thưởng cho mỗi cá nhân là từ $30,000 tới $50,000 nếu phát hiện ra lỗi không thể phát hiện được, giảm xuống còn $20,000 cho những lỗi có thể xảy ra, nhưng có thể phát hiện sau khi kiểm lại. Với mức thưởng thấp nhất là $100, các hacker cũng có thể thông báo những tính năng chưa hoàn thiện, cần được sửa chữa.
Luật của Thụy Sĩ có ghi rõ, tất cả công dân của nước này đều có quyền bỏ phiếu mặc dù có sinh sống trong nước hay không. Một số kiều bào ở nước ngoài cũng đã lên tiếng ủng hộ e-voting, giúp họ có thể thực hiện quyền công dân của mình mà không phải tốn thời gian đi lại, hoặc bầu cử qua thư tín. Thụy Sĩ là một trong những nước dân chủ nhất trên Thế giới, trong 2 năm vừa qua đã có hơn 12 cuộc trưng cầu dân ý có quy mô toàn dân.
Nước làng giềng Pháp cũng đã có những thí điểm về công nghệ e-voting, nhưng đã phải ngừng hỗ trợ những công dân ở nước ngoài vào năm 2017, còn Anh thì đã từ bỏ toàn bộ công nghệ vào năm 2007, trở lại kiểu bỏ phiếu truyền thống. Tại Mỹ, hệ thống e-voting chỉ được mở cho những nhân sự quan trọng đang làm việc tại nước ngoài, còn công dân vẫn sẽ phải bỏ phiếu và bầu cử tại các điểm đặt sẵn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"