Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga.

    PnM,  

    Một số người không thể vượt qua nỗi sợ hãi ngay từ giai đoạn đầu tiên khi chui vào trong ống phóng ngư lôi của tàu ngầm, còn khi nước đã lấp đầy hoàn toàn thì tình trạng của họ thậm chí còn tệ hơn nữa.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 1.

    Tôi không bị sốc, tôi đang cảm thấy vô cùng phấn khích!

    Chuẩn bị tâm lý.

    Theo kế hoạch huấn luyện chuyên môn, các nhà tâm lý học hải quân Elena ZAITSEVA và Yevgenia ANDRUSHKO đã trải qua một khóa học lý thuyết và thực hành sơ tán khẩn cấp khỏi tàu ngầm (nằm trên mặt đất) thông qua ống phóng ngư lôi 533 mm.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 2.

    Khi những con tàu ngầm đầu tiên được chế tạo và đưa vào hoạt động thì cũng đồng thời nảy sinh vấn đề giải cứu thủy thủ đoàn khi một chiếc tàu ngầm bị chìm.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 3.

    Elena ZAITSEVA và Evgeniya ANDRUSHKO trong ống phóng ngư lôi 533 mm.

    Trường hợp thoát nạn khỏi tàu ngầm bị chìm được ghi nhận lần đầu tiên ở Nga vào năm 1904. Nắp khoang chỉ huy không đóng dẫn đến nước tràn vào bên trong chiếc tàu ngầm "Delphin" ở độ sâu khoảng 7 m gần bức tường của Nhà máy đóng tàu Baltic ở Saint-Petersburg. 12 người đã thoát ra được, trong khi 25 người khác bị thiệt mạng.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 4.

    Trên thực địa thì lần thoát hiểm đầu tiên khỏi tàu ngầm chìm của thủy thủ đoàn xảy ra vào ngày 6 tháng 7 năm 1936 từ độ sâu 10 mét trong cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương.

    Đến năm 1938, lần đầu tiên những người lính tàu ngầm được đưa ra ngoài theo đường ống phóng ngư lôi từ độ sâu 40 mét và qua mũi tàu từ độ sâu 70 mét.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 5.

    Năm 1953, Hạm đội Phương Bắc đã tổ chức diễn tập kỹ năng thoát hiểm cho thuyền viên khỏi tàu ngầm chìm từ độ sâu 100 mét và từ độ sâu 200 mét bằng phương tiện chuông lặn (tiếng Nga: водолазный колокол).

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 6.

    Trong hai vụ tai nạn tàu ngầm ở Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1981 và 1983, người ta đã giải cứu các thủy thủ bằng thiết bị ISP-60.

    Năm 1981, 20 thành viên thủy thủ đoàn của tàu ngầm S-178 (bị chìm ở độ sâu 32 mét) đã được cứu, trong đó 14 người chui qua thông qua các ống phóng ngư lôi và nổi lên tự do. 6 người khác được chuyển qua tàu ngầm cứu hộ "BS-486" với sự hỗ trợ của các thợ lặn.

    Vào năm 1983, trong một chiến dịch kéo dài 38 giờ đồng hồ, 104 người đã tự thoát ra được khỏi chiếc tàu ngầm K-429 bị chìm từ độ sâu 41 mét thông qua ống phóng ngư lôi ở mũi tàu và cửa thoát hiểm phía sau.

    Các thủy thủ cũng áp dụng biện pháp tự nổi lên, nhưng lần này còn có thêm sự hỗ trợ của đội cứu hộ.

    Chương trình huấn luyện được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hành ở trạng thái khô và giai đoạn thứ hai - trong trạng thái ướt.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 7.

    Không có gì là bí mật khi mà một số người không thể vượt qua nỗi sợ hãi ngay từ giai đoạn đầu tiên, còn khi nước đã lấp đầy hoàn toàn ống phóng ngư lôi thì tình trạng của họ thậm chí còn tệ hơn nữa.

    Và đây cũng chính là một trong những lý do mà trong biên chế của hải quân Nga phải có các bác sỹ chuyên khoa tâm lý. Họ sẽ giúp các thủy thủ chuẩn bị tâm lý kỹ càng và cả sự động viên tâm lý hiệu quả.

    Nỗi sợ hãi trông như thế nào và phải làm gì trong trường hợp này. Sẽ như thế nào khi ống cung cấp oxy bị ép nghẹt và cả cuộc đời bay lượn trước mắt ...

    Trong quá trình luyện tập với tư cách là thành viên của nhóm, E. ANDRUSHKO và E. ZAITSEVA đã tích lũy được một số kinh nghiệm thực tế nhất định và họ sẽ công bố chúng tại cuộc họp các chuyên gia tâm lý của Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 9.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 8.

    Các bác sỹ tâm lý Evgenia ANDRUSHKO và Diana GRISHINA thực hành dập tắt đám cháy trên tàu ngầm.

    Theo kế hoạch đào tạo chuyên môn, các bác sỹ tâm lý hải quân Evgenia ANDRUSHKO và Diana GRISHINA thực hành dập tắt đám cháy trong khoang thoát hiểm khẩn cấp. Phạm vi chữa cháy bao gồm hai khoang được mô phỏng lại giống với khoang thoát hiểm thực tế của một chiếc tàu ngầm.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 9.

    Rèn luyện kỹ năng chiến đấu để cứu tàu là trách nhiệm hàng đầu của mọi thủy thủ hải quân. Điều này không chỉ đòi hỏi các thủy thủ phải có kiến thức mà còn cả khả năng thực hành thành thạo, vững chắc mà họ có được sau khi trải qua những khoang huấn luyện trên thao trường cũng như huấn luyện tâm lý.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 10.

    Tại đây, các thủy thủ được học cách chiến đấu chống lại lửa và nước trong những điều kiện càng gần với trên tàu càng tốt. Tất cả những người sẽ phục vụ trên một con tàu ngầm đều phải có kỹ năng chiến đấu để đảm bảo sức sống cho tàu. Nếu không, cả tàu và người đều có thể chết. Thảm họa xảy ra với tàu chống ngầm cỡ lớn (BPK) "Otvazhny" của Hạm đội Biển Đen năm 1974 khiến 24 người chết là một ví dụ tang thương!

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 11.

    Evgeniya ANDRUSHKO và Diana GRISHINA ở huấn luyện bơi ở vịnh Ulysses

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 12.

    Theo kế hoạch đào tạo chuyên môn, Các bác sỹ tâm lý hải quân Yevgenia ANDRUSHKO và Diana GRISHINA thực hành rời khỏi phần mạn của con tàu bị hư hại. Sau đó họ bơi sang bè cứu sinh PSN-10M.

    Thủy thủ tàu ngầm Nga huấn luyện thoát hiểm khi tàu chìm như thế nào? Đây là chia sẻ của bác sỹ tâm lý trong hải quân Nga. - Ảnh 13.

    Những kinh nghiệm cá nhân mà các bác sỹ tâm lý hải quân thu được trong cuộc chiến đấu giữ mạng sống và sơ tán thủy thủ khỏi một con tàu ngầm bị hỏng sẽ được họ sử dụng để xây dựng giáo án về tổ chức huấn luyện tâm lý cho các thủy thủ phục vụ trên biển.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ