Lòng xe điếu chỉ xuất hiện ở một số con heo nhất định. Vậy nguyên nhân hình thành lòng xe điếu là gì? Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia.
- Phát triển công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh
- Cận cảnh tủ lạnh mới của Panasonic: Thiết kế âm tường vừa vặn không gian, nhiều công nghệ bảo quản thực phẩm, giá hơn 33 triệu đồng
- Thuốc nhuộm thực phẩm biến 'da thịt' thành trong suốt
- Khi cuộc đời cho bạn cái ghế: Làm ngay bài kiểm tra 30 giây này để biết mình có đang "bào sức khỏe" để kiếm tiền hay không?
Những ngày qua, mạng xã hội Việt Nam xôn xao trước hiện tượng lòng xe điếu (cách viết đúng theo Từ điển tiếng Việt). Nhiều người tò mò đặt câu hỏi: "Vì sao có con heo có lòng xe điếu, nhưng có con lại không?"
Lòng xe điếu hình thành như thế nào?
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, chuyên gia sinh học phân tử trong y học, hiện đang làm việc tại Mỹ, cho biết lòng xe điếu thường xuất hiện ở những con heo ốm yếu trong đàn. Đây là nhận định thực tế được nhiều người có kinh nghiệm giết mổ heo chia sẻ.
Theo tiến sĩ Vũ, quan sát này hoàn toàn phù hợp với cơ sở khoa học. Cụ thể, những biểu hiện của lòng xe điếu có thể liên quan đến một loại bệnh đường ruột phổ biến ở heo, do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra.
Đây là loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, sống nội bào, chủ yếu xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột non và nhân lên trong bào tương. Quá trình này kích thích sự tăng sinh bất thường của lớp niêm mạc ruột, khiến thành ruột dày lên, xoắn lại, trở nên cứng – tạo ra hình dạng tương tự “lòng xe điếu”.
Căn bệnh này được gọi là viêm ruột tăng sản (proliferative enteropathy). Những con heo nhiễm bệnh thường bị tiêu chảy kéo dài, phân nhầy, gầy yếu, chậm lớn… Căn bệnh này thường xuất hiện ở những đàn heo sống trong điều kiện vệ sinh kém.

Lý giải tác nhân tạo ra lòng xe điếu.
Ở heo đã cai sữa và heo đang lớn (dưới 4 tháng tuổi), bệnh thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại dai dẳng trong ruột, gây bệnh mạn tính. Khi heo trưởng thành (trên 4 tháng tuổi), bệnh có thể trở nặng, gây xuất huyết ruột và thậm chí dẫn đến tử vong. Đây là dạng cấp tính.
“Viêm ruột tăng sản từng là nỗi lo lớn của ngành chăn nuôi heo tại nhiều quốc gia. Dù một số loại kháng sinh có thể kìm hãm Lawsonia intracellularis, nhưng do vi khuẩn sống nội bào nên việc tiêu diệt hoàn toàn vẫn còn nhiều trở ngại”, tiến sĩ Vũ giải thích.
Vi khuẩn Lawsonia intracellularis được phát hiện lần đầu vào năm 1993. Sau đó, các nghiên cứu phát triển vaccine đã được tiến hành. Đến năm 2001, vaccine thương mại trị bệnh đầu tiên là Enterisol Ileitis (do Boehringer Ingelheim sản xuất) đã được cấp phép sử dụng tại Mỹ.
Ăn lòng xe điếu có nguy hiểm không?
Trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Vũ khẳng định tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây bệnh trên người. Đây là vi khuẩn gây bệnh ở động vật, đặc biệt là heo, ngựa và một số loài gặm nhấm như thỏ, chuột…
Tuy nhiên, dù không có nguy cơ lây bệnh trực tiếp từ heo sang người nhưng việc ăn lòng xe điếu vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do:
- Lòng có thể chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, virus nguy hiểm;
- Các đoạn ruột của heo bị tổn thương do bệnh có thể tích tụ độc tố từ thức ăn hoặc sản phẩm chuyển hóa bất thường.
Chính vì vậy, nếu tiêu thụ lòng xe điếu không được làm sạch kỹ và nấu chín hoàn toàn, nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc ngộ độc hoàn toàn có thể xảy ra, tiến sĩ Vũ cảnh báo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cuộc chiến không hồi kết: "Trình duyệt CC" chặn quảng cáo, thách thức đế chế "hãng Y"
Người dùng internet không còn lạ lẫm gì trước những “chiêu” được "hãng Y" sử dụng, nhằm hạn chế việc người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo.
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện "máy tính lượng tử" ngay trong não người, mở đường cho thế hệ máy tính mới