Sau nỗ lực bất thành của FBI, lần này đến lượt đích thân bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Apple mở khóa 2 chiếc iPhone của nghi phạm khủng bố.
Apple đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Bộ Tư pháp Mỹ nhằm hỗ trợ chính quyền điều tra vụ nổ súng làm chết 3 người và bị thương 8 người tại căn cứ Hải quân ở Pensacola, Florida vào tháng trước, vốn được như xem như một hành động khủng bố.
Hôm qua, bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, ông William Barr đã công khai yêu cầu Apple giúp đỡ mở khóa hai chiếc iPhone có liên quan đến vụ nổ súng này. Tuần trước, FBI cũng đã yêu cầu Apple giúp đỡ mở khóa những chiếc điện thoại này nhưng không thành.
Ông William Barr, bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ.
Trong bài phát biểu hôm nay, ông Barr nói rằng FBI đã nhận được trát ủy quyền của tòa án để tìm kiếm bên trong hai chiếc điện thoại đó – một trong hai chiếc đó thuộc về tay súng và một chiếc còn lại đã bị hư hỏng.
Ông Barr cho biết FBI có thể sửa lại chiếc điện thoại đó, nhưng tuyên bố rằng các điện thoại này được "thiết kế để làm nó gần như không thể mở khóa mà không có mật khẩu," đó là lý do vì sao FBI cần Apple giúp họ để mở khóa điện thoại. Ông kêu gọi cả Apple và các công ty công nghệ khác "giúp chúng tôi tìm ra một giải pháp để chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn các mạng sống của người Mỹ và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai."
Tuần trước, Apple nói với trang The Verge rằng, họ đã cung cấp cho FBI mọi dữ liệu mà họ nắm giữ có liên quan đến vụ án, nhưng có vẻ như công ty đã không thực sự giúp FBI mở khóa điện thoại của tay súng.
Vào năm 2016, Apple từng từ chối một yêu cầu tương tự của FBI nhằm mở khóa chiếc iPhone có liên quan đến vụ nổ súng ở San Bernardino, điều dẫn tới cuộc chiến pháp lý công khai và kéo dài nhiều tháng. Cuối cùng FBI tìm được một nhà cung cấp dịch vụ để giúp họ mở khóa chiếc điện thoại và rút lui khỏi vụ kiện.
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"