TikTok ‘rót’ 12,2 triệu USD vào Đông Nam Á, liệu doanh nghiệp Việt Nam có được hưởng lợi?
Khoản đầu tư mới của TikTok được thực hiện trong vòng ba năm bao gồm 10,7 triệu USD cho ngân sách quảng cáo và 1,5 triệu USD tiền mặt.
- TikTok Shop – thế lực 1 năm tuổi đáng sợ của làng TMĐT: Người dùng bị cuốn vào những video, buổi livestream vô tận, lũ lượt rời bỏ Shopee, Amazon
- Hậu quả khôn lường khi bán tài khoản Zalo, Tiktok, Twitter... với giá lên đến 800.000 đồng
- Phát hiện nhiều vi phạm của TikTok tại Việt Nam
- Mỹ muốn cấm Tiktok nhưng không biết rằng người dân đã mê mệt các ứng dụng đến từ Trung Quốc
- TikTok thử nghiệm tích hợp chatbot vào thuật toán
Ngày 16/6, nền tảng nội dung video ngắn TikTok chính thức công bố khoản đầu tư mới trị giá 12,2 triệu USD hướng đến việc hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Đông Nam Á. Qua đó, thúc đẩy các chủ doanh nghiệp và cộng đồng người trẻ trong khu vực khởi nghiệp và phát triển bền vững trên nền tảng.
Khoản đầu tư này bao gồm trợ cấp tiền mặt, chi phí đào tạo kỹ năng kỹ thuật số và các khoản tín dụng quảng cáo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp khu vực nông thôn - ngoại thành cũng sẽ được hưởng lợi từ khoản hỗ trợ.
Khoản đầu tư được triển khai trong bối cảnh TikTok đã vươn lên trở thành nền tảng mang lại giá trị cho cả các doanh nghiệp và cộng đồng sáng tạo nội dung.
Theo Báo cáo về Hiệu ứng TikTok: Thúc đẩy Kinh doanh, Giáo dục và Cộng đồng Đông Nam Á , một số khảo sát thực tế trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ ra khả năng tăng trưởng doanh thu của nhóm doanh nghiệp này có thể đạt mức gần 50% thông qua quảng bá và bán sản phẩm - dịch vụ trên TikTok.
Bên cạnh đó, có tới gần 4/5 doanh nghiệp (79%) đã chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang nền tảng trực tuyến bằng việc gia nhập TikTok. Cùng lúc đó, hơn 80% các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng cũng cho thấy kết quả tích cực tương tự.
Cụ thể, nhóm này ghi nhận thu nhập tăng trưởng đáng kể nhờ sự có mặt của các loại hình truyền thông - quảng cáo mới như TikTok LIVE hay các chương trình hợp tác cùng nhãn hàng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Shou Chew, Giám đốc Điều hành của TikTok cho biết: "Có hơn 325 triệu người truy cập TikTok mỗi tháng tại Đông Nam Á và 15 triệu doanh nghiệp đã gia nhập nền tảng. Có thể thấy, vai trò và khả năng đóng góp của chúng tôi trong việc mở ra các cơ hội kinh tế, giáo dục và xây dựng cộng đồng trong khu vực và trên toàn thế giới là rất lớn".
Ông nói thêm: "Chúng tôi rất vui mừng khi thấy tác động tích cực TikTok đã và đang đem lại cho cộng đồng, đồng thời chúng tôi cam kết sẽ không ngừng hỗ trợ để các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp cùng phát triển và đạt nhiều thành công trên nền tảng".
TikTok thúc đẩy quảng bá, bán đặc sản vùng miền Việt Nam
Tại Việt Nam, TikTok cũng sẽ phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritrade) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn góp sức cho chương trình phát triển kinh tế nông thôn có tên “Mỗi Xã Một Sản Phẩm” (OCOP) của Chính phủ.
Trong khuôn khổ hợp tác, TikTok sẽ cho ra mắt chuỗi sự kiện Chợ phiên OCOP. Được phát sóng trực tiếp (livestream) trên TikTok Shop hàng tuần, sự kiện sẽ là cơ hội quảng bá và bán hàng trực tuyến các sản phẩm - đặc sản vùng miền do chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương sản xuất.
Thông qua dự án, TikTok đặt mục tiêu cải thiện sinh kế của 20.000 nông dân địa phương, người dân thuộc các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp nhỏ trải dài trên khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương và thúc đẩy du lịch trên các vùng miền.
Bên cạnh các hoạt động giáo dục trên nền tảng, TikTok sẽ tiếp tục xây dựng thế hệ doanh nhân của tương lai, đặc biệt là những người trẻ chưa có lợi thế tiếp cận bình đẳng với các cơ hội phát triển kinh tế.
Trong khuôn khổ hợp tác cùng Quỹ ASEAN, Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Xã hội sẽ cung cấp hoạt động đào tạo xây dựng năng lực, cố vấn, tạo điều kiện gia nhập thị trường và gây quỹ ươm mầm tài năng có giá trị lên tới 320.000 USD cho 20 doanh nghiệp xã hội do thanh niên sáng lập và lãnh đạo trong khu vực, góp phần vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc tại Đông Nam Á.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"