'Tim Cook mới chỉ hứa “sẽ đầu tư vào Indonesia”, còn Việt Nam thì Apple đã đầu tư thực sự rồi!'
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, ông Đỗ Cao Bảo, Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT đã có bình luận về việc CEO Tim Cook sang Việt Nam, sau đó hứa sẽ đầu tư vào Indonesia.
- Apple hứa giúp chúng ta tái chế iPhone 'miễn phí' - chuyên gia chỉ ra câu chuyện buồn phía sau?
- Vừa rời Việt Nam tức thì, CEO Apple Tim Cook đã tính chuyện mở nhà máy ở Indonesia: Nguyên nhân là sao?
- 10 bí mật bên trong “vườn táo” Apple ngay cả fan cứng cũng chưa chắc đã biết
- CEO Tim Cook hé lộ lý do bất ngờ: Vì sao người Việt đam mê đồ Apple đến vậy
- Apple hé lộ các dự án nhân chuyến CEO Tim Cook đến Việt Nam
Cụ thể, ông Đỗ Cao Bảo cho rằng, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam đang rầu rĩ về việc Tim Cook, CEO Apple “nhìn rau gắp thịt”, sang Việt Nam khen Việt Nam, nói tăng cường đầu tư cho Việt Nam rồi lại tuyên bố đầu tư vào Indonesia thì các báo chí quốc tế đã đồng loạt đăng các tin tức như sau: “Chi tiêu của Apple vào Việt Nam đã đạt 15,84 tỷ USD, tạo ra 200.000 việc làm” hay “Việt Nam là trọng tâm chính trong chuỗi sản xuất của Apple ngoài Trung Quốc trong những năm gần đây”.
Đồng thời, trên trang web chính thức của mình, Apple đã đưa ra tuyên bố “Apple phác thảo kế hoạch tăng cường đầu tư vào các nhà cung cấp tại Việt Nam. Đầu tư của Apple vào Việt Nam đã đạt 400.000 tỷ đồng, tương đương 15.84 tỷ USD, tạo ra 200.000 việc làm”.
Theo ông Bảo, có rất nhiều người không hiểu rằng mô hình sản xuất và đầu tư của Apple khác với Samsung và LG: Apple không có nhà máy, không sản xuất trực tiếp mà đầu tư và đặt hàng sản xuất qua các công ty sản xuất gia công như Foxconn, Luxshare, Goertek, Pegatron, Wistron và hơn 20 nhà sản xuất khác ở Việt Nam (cũng giống như Nike và Uniqlo không đầu tư trực tiếp, không có nhà máy mà đặt hàng qua các công ty sản xuất gia công).
"Các bạn đang rầu rĩ vì Việt Nam thua Indonesia hãy vui lên vì Tim Cook mới chỉ hứa “sẽ đầu tư vào Indonesia” (tất nhiên là gián tiếp, chứ không trực tiếp), còn Việt Nam thì Apple đã đầu tư thực sự rồi, đã tạo ra dăm chục tỷ USD giá trị xuất khẩu mỗi năm, đã tạo ra 200.000 việc làm ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An và nhiều tỉnh khác" - ông Đỗ Cao Bảo kết luận.
Dưới đây là nguyên văn bài đăng trên trang cá nhân của ông Đỗ Cao Bảo:
Trong khi nhiều Fbers Việt Nam đang rầu rĩ về việc Tim Cook, CEO Apple “nhìn rau gắp thịt”, sang Việt Nam khen Việt Nam, nói tăng cường đầu tư cho Việt Nam rồi lại tuyên bố đầu tư vào Indonesia thì các báo chí quốc tế đồng loạt đăng tin (trong đó có cả những tờ báo lớn như Bloomberg, Nikkei) như sau:
“Chi tiêu của Apple vào Việt Nam đã đạt 15,84 tỷ USD, tạo ra 200.000 việc làm”,
“Việt Nam là trọng tâm chính trong chuỗi sản xuất của Apple ngoài Trung Quốc trong những năm gần đây”.
Còn trên trang web của Apple thì đã đưa ra tuyên bố “Apple phác thảo kế hoạch tăng cường đầu tư vào các nhà cung cấp tại Việt Nam. Đầu tư của Apple vào Việt Nam đã đạt 400.000 tỷ đồng, tương đương 15.84 tỷ USD, tạo ra 200.000 việc làm”.
Có rất nhiều người không hiểu rằng mô hình sản xuất và đầu tư của Apple khác với Samsung và LG: Apple không có nhà máy, không sản xuất trực tiếp mà đầu tư và đặt hàng sản xuất qua các công ty sản xuất gia công như Foxconn, Luxshare, Goertek, Pegatron, Wistron và hơn 20 nhà sản xuất khác ở Việt Nam (cũng giống như Nike và Uniqlo không đầu tư trực tiếp, không có nhà máy mà đặt hàng qua các công ty sản xuất gia công).
Các bạn đang rầu rĩ vì Việt Nam thua Indonesia hãy vui lên vì Tim Cook mới chỉ hứa “sẽ đầu tư vào Indonesia” (tất nhiên là gián tiếp, chứ không trực tiếp), còn Việt Nam thì Apple đã đầu tư thực sự rồi, đã tạo ra dăm chục tỷ USD giá trị xuất khẩu mỗi năm, đã tạo ra 200.000 việc làm ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An và nhiều tỉnh khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"