Tìm hiểu đôi nét về Antonov An-225, siêu máy bay vận tải được mệnh danh là “chú chim” lớn nhất bầu trời
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những điều thú vị xoay quanh chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới hiện nay.
Antonov An-225 là chiếc máy bay chở hàng lớn nhất thế giới. Nó sải cảnh dài 88,4m và chiều dài thân 84 mét, nó thực sự là một con quái vật trên bầu trời. Trọng lượng chưa tải của nó thậm chí có thể lên tới 285 tấn.
Antonov An-225 có biệt danh là Mirya, có nghĩa là "giấc mơ" trong tiếng Ukraina. Chiếc máy bay này bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2001. Khi lần đầu tiên ra mắt vào năm 1988, An-225 lớn hơn tới 50% bất kỳ mẫu máy bay nào thời bấy giờ.
An-225 trang bị 6 động cơ phản lực khổng lồ Ivigan Progress D-18T, mỗi động cơ có khả năng tạo ra lực đẩy lên tới 23 tấn. Những động cơ này đóng vai trò cất cánh và có mức tiêu thụ nhiên liệu khá thấp. Chúng cũng dễ dàng bảo trì và có độ ồn thấp, ít phát thải khí ra môi trường.
Vì sở hữu kích thước khổng lồ nền An-225 trang bị tới 32 bánh xe. Nhờ đó nó có thể quay dễ dàng trên đường băng rộng 60 mét.
Tuy sở hữu kích thước khổng lồ nhưng An-225 chưa hẳn là chiếc máy bay vận tải hàng hóa lớn nhất từng được chế tạo. Ví dụ như chiếc Hughes H-4 Hercules (biệt danh Spruce Goose) có sải cánh dài tới 97,5m và chiều dài thân là 66,6m. Nhưng hiện tại Spruce Goose đang nằm trong viện bảo tàng nên An-225 vẫn được coi là mẫu máy bay vận tải thương mại lớn nhất hiện nay.
Bên cạnh đó còn nhiều mẫu máy bay vận tải khác tiệm cận kích thước của An-225. Cụ thể như Antonov An-124 (dài 73,3m và sải cánh 68,96m. Hay như Boeing 747-8 (dài 76,3m với sải cánh 68,4m), Airbus A380-800 (dài 72,7m với sải cánh 79,8m).
An-225 là sản phẩm do Liên Xô thiết kế và chế tạo với mục đích tạo ra một chiếc máy bay vận tải siêu trường siêu trọng, thay thế cho chiếc Myasishchev VM-T đã cũ. Chiếc VM-T đã từng được các lực lượng của NATO sử dụng trong chiến tranh lạnh.
Ban đầu An-225 được thiết kế để vận chuyển tên lửa Energiya vav tàu vũ trụ Buran. Nó được coi là bản phóng to của chiếc Antonov An-124 khá thành công trước đó.
Siêu máy bay vận tải này lần đầu thực hiện chuyến bay vào năm 1988 và hoàn thành chuyến bay dài 74 phút từ Kiev thành công. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, An-225 đã bị cất giữ trong căn cứ quân sự nhiều năm.
Sau đó công ty Antonov Airlines của Ukraina đã mua lại chiếc máy bay này và sử dụng cho mục đích vận tải thương mại từ đó đến nay. An-225 cũng xuất hiện khá thường xuyên ở các show trình diễn hàng không trên thế giới.
Khả năng chở hàng hóa cồng kềnh siêu ấn tượng của An-225
Với khả năng chuyên chở siêu khủng, An-225 đã lập kỷ lục thế giới về việc vận chuyển khối lượng hàng hóa lên tới 187,6 tấn, bao gồm một máy phát điện từ sân bay Frankfurt Hahn vào năm 2009.
Hiện tại An-225 cũng đang nắm giữ kỷ lục là một trong những chiếc máy bay có tải trọng tối đa khi cất cánh lên tới 600 tấn và là chiếc máy bay có sải cánh rộng nhất 88,4m.
Có bao nhiêu chiếc Antonov 225 còn đến ngày nay?
Antonov An-225 chính xác là cỗ máy có một không hai. Bởi lẽ chỉ có duy nhất một chiếc An-225 được tạo ra trong suốt thời kỳ Xô Viết. Mặc dù các nhà sản xuất đã lên kế hoạch sản xuất chiếc thứ hai nhưng không biết bao giờ nó sẽ hoàn thành.
Kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 21/12/1998, An-225 đã có nhiều chuyến bay chở hàng nặng và ngoại cỡ trên toàn cầu. Các nhà điều hành kỳ vọng có thể duy trì An-225 hoạt động tới ít nhất năm 2023.
An-225 (màu xanh lá cây) so sánh với kích thước của các mẫu máy bay khác
Được biết chiếc An-225 thứ hai đã được lên kế hoạch sản xuất từ lâu nhưng liên tiếp bị đình trệ vào năm 1994 do thiếu kinh phí. Tới năm 2009, nhà sản xuất đã tái khởi động lại dự án nhưng chỉ mới hoàn thành 60-70% thiết kế. Dự án tiếp tục bị đình trệ thêm một lần nữa. Vào năm 2016, Antonov Airlines khẳng định sẽ sớm hoàn thiện khung máy bay thứ hai cho Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (AICC) trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
Tới năm 2018 có thông tin cho rằng, Boeing đang lên kế hoạch trợ giúp Antonov Airlines hoàn thiện nốt khung cho chiếc An-225 thứ hai vì khi chuỗi cung ứng của công ty gặp khó sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm.
Máy bay Antonov An-225 có thể chở được bao nhiêu hàng hóa?
Trọng tải thiết kế tối đa của An-225 là 250 tấn với tổng dung tích khoảng 1,2 ngàn m3. Khoang chở hàng của An-225 có tổng chiều dài 43,3m, chiều rộng 6,4m và chiều cao 4,4m, bao gồm một cần cẩu trên tàu có thể nâng được khoảng 30 tấn hàng hóa.
Khoang chở hàng khổng lồ của An-225 có thể mang theo khoảng 16 container hàng không tiêu chuẩn, 50 xe hơi hoặc khối hàng hóa nặng tới 200 tấn. Thậm chí Antonov An-225 còn có khả năng chở hàng hóa quá khổ, ví dụ như một tàu con thoi ở trên lưng.
Đặc biệt An-225 có khả năng lật mở phần đầu và nghiêng về phía trước để tải những hàng hóa có kích thước lớn và dài. Cách vận chuyển hàng hóa này giúp đưa hàng vào khoang nhanh hơn, đồng thời dễ dàng tải và bốc dỡ hàng hóa.
Phần đuôi kép nổi bật của An-225
Ngoài ra, máy bay cũng có thiết kế đuôi kép thay vì đuôi đơn như hầu hết các mẫu mấy bay hiện nay.
Cận cảnh màn cất và hạ cánh của siêu máy bay vận tải Antonov An-225
Tham khảo Interesting Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI