Tìm hiểu về người Sentineli: "người tiền sử" giữa thế kỷ 21, lấy cung bắn trả cả máy bay viện trợ
Họ là những người dân không muốn bị thế giới hiện đại tìm thấy, bao đời nay tự tin với gậy gộc, giáo mác, cung tên và sỏi đá để đánh trả bất kì ai đặt chân lên lãnh thổ của mình.
- Những sự thật bất ngờ về mũi - cơ quan mạnh mẽ nhất trên cơ thể con người
- Vụ án bí ẩn thách thức khoa học suốt 70 năm qua: Người phụ nữ cháy rụi thành tro bụi bên trong căn hộ gần như nguyên vẹn
- Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào
- Hóa ra so với người tiền sử thì khả năng chạy bền của chúng ta tốt hơn rất nhiều, và lý do ở đây!
- Nghề "săn bão" - những người bay thẳng vào giữa tâm siêu bão vì mục đích khoa học
- Con người đã ăn lẩu từ 2000 năm trước nhưng quê hương của nó thì chịu không ai biết
Trong cụm đảo Andaman tại Vịnh Bengal, Ấn Độ Đương có một hòn đảo mang tên Đảo Gác Phương Bắc – North Sentinel Island. Nhìn từ vệ tinh, rõ là người ta chẳng thấy gì đặc biệt. Nhưng khi thực sự tiến tới thám hiểm vùng đất này, cả thế giới mới ngạc nhiên trước sự dữ dằn của dân bản xứ nơi đây: họ từ chối mọi tiếp xúc từ thế giới bên ngoài một cách đầy bạo lực.
Đảo Gác Phương Bắc có diện tích 59,67 km2, ngoại trừ bờ biển dài bao quanh đảo thì khu vực trong được cây bao phủ hoàn toàn. Quanh đảo là rặng san hô rất khó tiếp cận: 10 tháng trong năm thì khó vào, 2 tháng còn lại thì không thể vào do quá nguy hiểm. Sau cơn động đất ngày 26/12/2004, rặng san hô vốn là hàng rào tự nhiên bảo vệ Đảo Gác Phương Bắc có chút dịch chuyển nhẹ.
Nhưng điều kì thú không nằm ở san hô ngầm, ở những rừng cây mà là những con mắt từ bên trong những bụi cây rậm rạp, dõi theo mọi động thái từ ngoài biển. Người bản xứ, được gọi là Sentinelese hay Sentineli, không thích bị quấy rầy chút nào. Họ luôn giương giáo, căng cung, sẵn sàng đánh đuổi kẻ lạ mặt.
Đa số những tộc người xa lạ sẽ hòa mình vào thế giới hiện đại trong Kỉ nguyên Khám phá của nhân loại, với những nhà thám hiểm huyền thoại Christopher Columbus hay Vasco da Gama, nhưng đây đó vẫn có những trường hợp cá biệt. Năm 1974, cựu vương nước Bỉ là Leopold Đệ Tam đã cùng đoàn tùy tùng đặt chân tới Đảo Gác, nhưng chưa tiến vào sâu thì bị chặn lại bởi chỉ một chiến binh Sentineli cầm cung bắn trả, trên người là một vài đồ trang trí và trên mặt là một ánh mắt dữ dằn.
Những nỗ lực tiếp xúc với người Sentineli diễn ra sớm hơn thế, những nhóm thám hiểm Ấn Độ đã muốn làm quen với người Đảo Gác từ năm 1967. Nỗ lực kéo dài nhiều năm chưa lần nào mang lại kết quả tốt đẹp: Những người tới đảo chỉ kịp đặt một hai món quà trên bãi biển (dừa tươi, xô chậu nhựa, công cụ kim loại, …) thì đã phải tháo chạy dưới làn tên bắn ra từ mấy bụi cây. Lịch sử ghi lại ít nhất một trường hợp đổ máu: một anh quay phim bị tên bắn vào đùi hồi năm 1974. Anh cung thủ Sentineli thấy mình bắn trúng đích, bước ra cười sảng khoái rồi quay vào bụi ngồi rình tiếp.
Lần đầu tiên dấu vết của sự sống con người trên Đảo Gác được ghi lại là hồi năm 1771, chuyên gia khảo sát John Ritchie người anh ghi chép lại rằng "nếu như có thể nhìn những đốm lửa trong đêm xuất hiện trên đảo mà đưa ra phỏng đoán, thì tôi nghĩ đảo này có người ở". Cho tới năm 1880, hơn 100 năm sau phát hiện đấu tiên, không ai tính tới việc tiếp cận hòn đảo "hoang" để khám phá.
Tháng Giêng năm 1880, Maurice Vidal Portman quyết định thám hiểm hòn đảo, nhằm tìm hiểu về những người bản xứ đã được đồn đại là tồn tại từ gần một thế kỷ trước. Lịch sử ghi lại ông Portman là người đầu tiên thành công trong việc đặt chân lên Đảo Gác, với tư cách là nhà thám hiểm chứ không phải trôi dạt vào từ biển như những trường hợp trước đây.
Người Sentineli đại diện cho lối sống thuần túy của những tộc người thuộc cụm đảo Andaman: đến thời điểm hiện tại, họ vẫn sống thoải mải, không chút vội vã trên hòn đảo nhỏ bé, cách biệt với thế giới bên ngoài. Họ hài lòng với cuộc sống êm đềm giữa biển, nếu không thì chắc hẳn họ đã tiến ra bên ngoài lãnh thổ của mình để tìm nơi ở mới rồi.
Họ vẫn giữ nguyên bản chất hoang dã như bao đời nay, vẫn tấn công, thậm chí là sát hại những người từ thế giới bên ngoài và sẽ trốn kĩ nếu như đoàn người tới đảo trông có vẻ quá mạnh để đánh đuổi. Họ sẵn sàng nhận quà cáp từ người tới thăm nhưng khi họ thấy đã nhận đủ rồi, họ sẽ thô lỗ xua người ngoài đi.
Chuyến thám hiểm của ông Portman chẳng để lại chút bằng chứng giá trị nào. Tại bộ phận Khảo sát Lịch sử Loài người của Ấn Độ có một vài tấm ảnh chụp từ thời này, nhưng hóa ra đó chỉ là một nhóm người khác cũng sống tại vùng đảo Adaman, được Portman hướng dẫn tạo dáng để chụp ảnh như nấu nướng, nằm ngủ hay ngồi bờ biển, nhìn về phía chân trời xa xăm. Ông Portman đã để trí tưởng tượng của mình bay hơi xa. Tới ngày nay, ta vẫn không biết về người Sentineli hơn hồi 1880 là mấy.
Lần thứ hai lịch sử ghi lại việc đặt chân lên Đảo Gác là tháng Tám năm 1883, cũng là ông Portman đã lên đảo để điều tra tiếng súng xuất hiện tại vùng biển này và tín hiệu cấp cứu từ một con tàu. Lên đảo và tiến vào sâu, ông Portman chỉ thấy làng mạc bị bỏ hoang: người Sentineli thấy tiếng súng bắn ghê quá, và khi thấy nhóm người quá đông lên đảo tiến về phía họ, đã nhanh chóng rời sang nơi ẩn nấp. Hóa ra "tiếng súng" mà họ nghe thấy là tiếng núi lửa Krakatoa phun trào, cách đó 2.500 km.
Việc tiến vào đảo cũng không dễ dàng gì bởi hàng rào nhân tạo làm bằng san hô, cực kì hiểm trở bọc lấy người Sentineli thuộc Đảo Gác. Mà bảo vệ san hô lại là vùng biển cực kì khó đoán và khó đi, nên chẳng mấy ai nghĩ tới việc lên đảo khám phá. Đã từ lâu, tiếng tăm của người Sentineli hung dữ bay đi khắp nơi, nên cũng ít người muốn liều mạng vô ích.
Nhưng biển cả vốn rộng lớn, chắc chắn có những sự việc đặt chân lên đảo mà lịch sử không ghi lại. Còn trong tất cả những lần có ghi lại, kết cục đều không hay lắm.
Năm 1896, có 3 tù nhân trốn thoát từ Cảng Blair cần đó bơi được tới rặng san hô. Hai người tử vong trong làn nước, người may mắn với sóng biển lại không may mắn với làn sóng giận dữ của người Sentineli: anh ta bị sát hại, xác ném ngoài bờ biển và một nhóm thám hiểm người Anh đã mang thi thể về.
Cuối những năm 1890, đầu những năm 1900, chính ông Maurice Vidal Portman đề xuất kế hoạch xây đồn điền dừa trên Đảo Gác và cùng lúc đó, tiến hành ép người Sentineli quen dần với người của thế giới hiện đại. Ai cũng bất ngờ trước kế hoạch "không giống ông Portman chút nào". Cũng may là kế hoạch bị bác bỏ.
Tháng Ba năm 1970, người ta thấy một con thuyền mắc kẹt trên rặng san hô. Không thấy bóng dáng của thủy thủ đoàn đâu cả.
Đầu những năm 1990, đã có một vài chuyến viếng thăm lên Đảo Gác của các nhà khoa học lẫn những quan chức. Nhưng thăm viếng ngoại giao bao lâu thì người Sentineli vẫn như xưa. Trong một chuyến thăm như thế, đã có nhà khoa học khăng khăng muốn ở lại lâu hơn chút, mặc kệ những người khác ngăn cản. Từ trên tàu, người theo dõi đã báo xuống rằng trong bụi cây đằng xa là những người dân Sentineli lăm lăm giáo mác và giương sẵn cung tên.
Khi nhóm nhỏ gồm cả nhà khoa học cố gắng tiến lại gần thêm chút, loạt tên cảnh cáo bắn ra, một số người Sentineli đứng lên từ bụi rậm. Đoàn thám hiểm sợ quá, tháo chạy về thuyền và trong lúc vội vã, đã lật úp cả con thuyền nhỏ. Người Sentineli cười hả hê trước cảnh nhà khoa học già ướt như chuột lội bị kéo lên thuyền, nhưng khi một quân nhân lỡ tay nổ súng trong sợ hãi, người Sentineli giận giữ bắn trả bằng tên – họ biết những khẩu súng bắn đạn dùng để làm gì! May mắn là con thuyền nhỏ đã bơi ra khỏi được tầm tên bắn.
Người Sentineli không cho phép thuyền tiến lại gần. Bức ảnh cũng cho thấy cây cối trên đảo rậm rạp nhường nào.
Những cố gắng "tặng quà xong chạy" được thực hiện suốt từ năm 1974 cho tới những năm 1990. Các nhà cầm quyền đất liền cố gắng cho người dân bản xứ trên đảo làm quen với người lạ, đồng thời tăng sự dựa dẫm của người Sentineli vào quà tặng để trở nên dễ cai quản hơn. Nỗ lực được đền đáp: đến giữa những năm 1990, họ đã có thể chạm vào người Sentineli khi trao quà, mặc kệ các nhà khoa học cảnh báo không nên làm vậy vì rất có thể hành động này lây lan bệnh truyền nhiễm cho người Sentineli. Hiển nhiên là nhà cầm quyền không quan tâm tới chuyện đó.
Tuy nhiên, một loạt sự kiện không hay diễn ra đã khiến chương trình "tặng quà xong chạy" kết thúc đột ngột. Người Sentineli cũng chẳng mặn mà gì, họ cũng chẳng lên tiếng đòi hỏi gì thêm. Mà kể cả có lên tiếng, cũng chẳng ai hiểu vì họ dùng một thứ ngôn ngữ quá khác lạ.
Một phụ nữ Sentineli nhặt dừa từ thuyền thả xuống. Đây là tấm ảnh chụp gần người Sentineli từng có.
Người dân đảo cứ sống bình yên như thế cũng là một phần nhờ may mắn. Người Anh không hứng thú gì với Đảo Gác, gần như quên luôn cả sự tồn tại của nó; có lẽ họ không muốn tốn công với những người Sentineli cứng đầu làm gì. Người Nhật không cư trú lâu tại cụm đảo Andaman, bởi khu này cũng không có lợi ích chiến thuật gì trong chiến tranh. Thậm chí cả người Ấn Độ cũng quên mất sự tồn tại của hòn Đảo Gác, họ quên luôn cả gộp dân số đảo vào báo cáo dân số chính thức đầu tiên của mình. Có thể họ quên thật, mà có thể chưa có khảo sát nào để mà tính.
Cuối năm 2004, một trận động đất mạnh diễn ra. Người ta đã lo lắng cho số phận của các bộ lạc sống ngoài khơi. Chính quyền Ấn Độ bận giải quyết sự việc trong đất liền, bỏ quên nhóm người ngoài đảo tới 3 ngày sau thảm họa. Họ cử trực thăng tới Đảo Gác Phương Bắc xem sự tình ra sao và cứu trợ nếu cần. Trái lại với dự đoán, họ gặp ngay một chiến binh Sentineli cầm cung bắn, với sự trợ giúp của một nhóm người ném đá phụ một tay.
Thông điệp người Sentineli gửi cho chính quyền đã rõ ràng: họ vẫn ổn và không cần giúp, thậm chí vẫn tự tin đánh trả con "chim sắt" mà có lẽ đến lúc này, đã biến thành truyền thuyết của người dân bản xứ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, nhưng vẫn có những mối lo nhất định: trận động đất đã làm hòn đảo bị nghiêng, một vài rặng san hô chìm sâu, một vài chỗ lại nổi cao lên, khu vực bắt cá của người Sentineli đã bị ảnh hưởng.
Người Sentineli đã kịp thời chạy thoát con sóng thần hồi năm 2004.
Không rõ về lâu dài, họ sẽ sống sót ra sao. Nhưng những quan sát từ xa cho thấy họ vẫn sống tốt (dù có thể bị thiệt hại đôi phần). Sức sống mãnh liệt của người Sentineli vẫn trường tồn theo năm tháng, người dân đất liền Ấn Độ thì ngược lại: họ chịu hậu quả khá nặng nề, mất một thời gian dài để vượt qua được.
Việc người Sentineli chưa từng tiếp xúc trực tiếp với thế giới hiện đại cũng khiến nhiều người tò mò. Chẳng thiếu những con tàu đánh bắt cá trái phép lảng vảng nơi đây, thậm chí còn có những nhóm người khai thác san hô bằng thuốc nổ, phá hỏng cả cảnh quan lẫn môi trường sống của người Sentineli.
Còn có những dịch vụ "đi tour quanh đảo xem người Sentineli ra sao", thậm chí cả những người rủng rỉnh tiền túi đi hẳn du thuyền đến khu vực này nhằm tìm kiếm chút cảm giác liều lĩnh. Đây đó còn có những kẻ lẩn lên đảo vì lý do không rõ, và những cây viết tìm những mẩu chuyện hay ho để nếu như về được, họ có thể kể lại.
Chính phủ Ấn Độ cấm hoàn toàn việc đi vào địa phận được bảo vệ của Đảo Gác Phương Bắc.
Để ngăn chặn tình trạng trên, chính phủ Ấn Độ tuyên bố toàn bộ khu vực Đảo Gác Phương Bắc và 3 hải lý – 5,6 km xung quanh đảo là vùng cấm vào. Họ coi khu vực Đảo Gác là khu tự trị, và người Sentineli là những người có tự do của riêng mình, không một ai được quyền xâm phạm tới đời tư hay môi trường sống của họ.
Liệu họ có bao giờ rời đảo để tới với thế giới văn minh không? Liệu họ có phải dân tộc Wakanda có công nghệ vô cùng hiện đại, không màng tới cuộc sống bên ngoài? Liệu có bao giờ chúng ta thiết lập được mối quan hệ thân tình với người Sentineli? Những câu hỏi đó quá khó trả lời, nhưng ta vẫn biết rằng họ vẫn đang sống tốt, và đại diện cho cả một thời kì phát triển của nhân loại: họ chính là bản thể của con người vào thời kì bắt đầu tiến hóa, vượt biển di cư sang những khu vực sinh sống mới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"