Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh "điên rồ" từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

    Thiên Long,  

    Nhiều sử gia tin rằng, nếu xe tăng Maus của Đức quốc xã, cỗ máy chiến được mệnh danh là “mẹ của các loại xe tăng” này có cơ hội tham chiến, có lẽ cục diện của Thế chiến thứ hai đã thay đổi hoàn toàn.

    Xe tăng Panzer VIII của Đức trong Thế chiến thứ 2 có tên mã là xe tăng Maus. Đây từng được cho là mẫu xe tăng lớn nhất, bọc loại thép tốt nhất và mạnh nhất từng được chế tạo. Mặc dù vậy nó chỉ "to nhất" trong nguyên mẫu và chưa có dịp xuất hiện trên chiến trường bao giờ.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 1.

    Xe tăng Maus có tên gọi ban đầu là xe tăng Mammut chưa bao giờ tham gia chiến đấu do đó rất khó để suy đoán về hiệu quả của chúng trong chiến đấu.

    Một số nhà sử học tin rằng, nếu chúng có thể sản xuất và tham chiến trên thực tế, nó đã có thể thay đổi cục diện của thế chiến thứ hai. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà sử học cho rằng, ngay cả khi xe tăng Maus được đem ra phục vụ ngoài chiến trường Tây Âu, nó cũng sẽ bị cản trở vì thiếu sự cơ động và tầm bắn luôn thay đổi trong suốt quá trình chiến đấu.

    Mặc dù vậy đơn giản với các nguyên mẫu còn tồn tại cho đến ngày nay thì Maus xứng đáng là siêu xe tăng lớn và nặng nhất từng được chế tạo của con người, biến nó trở thành một trong những thành quả sáng tạo đáng kinh ngạc của ngành quân sự.

    Xe tăng Maus là kết quả hợp lý nếu nói về kỹ thuật quân sự của Đức quốc xã. Đoàn quân của Hitler luôn có những tham vọng rất lớn, bao gồm việc làm chủ nhiều công nghệ đột phá, đi trước thời đại. Đức quốc xã đã có hàng tá những phát minh quân sự độc đáo, trong đó có việc chế tạo ra những phương tiện, vũ khí uy lực. Do đó sẽ không ngạc nhiên nếu quân đội của Hitler mong muốn tại ra cỗ xe tăng lớn nhất lúc bấy giờ.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 2.

    Hiệu quả của xe tăng trong Thế chiến thứ hai đã được chứng minh khá hiệu quả. Đặc biệt khi thiết kế và tính năng của xe tăng đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều thập kỷ trước đó. Hầu hết các quốc gia tham gia Thế chiến thứ hai đều có ít nhất một chiếc xe tăng hạng nặng trong kho vũ khí quân sự của họ.

    Hitler rõ ràng nhận thức được tầm quan trọng của xe tăng nên đã yêu cầu đội ngũ kỹ sư quân sự chế tạo ra một chiếc xe tăng hạng nặng "đứng trên đầu" tất cả đối thủ khác.

    Với ý nghĩ này, thiết kế ban đầu của Maus xuất hiện vào năm 1941. Trong đó giáo sư Ferdinand Porsche đã giám sát quá trình thiết kế chiếc xe tăng khổng lồ nặng tới 188 tấn, tức nặng gấp 4 lần chiếc xe tăng hạng nặng của quân đồng minh tại thời điểm đó.

    Xe tăng Maus ra đời với kỳ vọng trở thành "pháo đài" bất khả xâm phạm trên chiến trường

    Ý tưởng đằng sau "con quái vật" xe tăng này là việc nó gần như không thể bị phá hủy bởi các vũ khí thông thường. Nó được bọc trong lớp thép cứng và dày tới 200mm. Về mặt lý thuyết, lớp vỏ này đủ sức chống lại bất kỳ loại đạn pháo chống tăng hay vũ khí bộ binh nào của quân đồng minh.

    Bộ giáp này rộng tới nỗi che phủ tới gần một nửa bánh xe để bảo vệ xe khi di chuyển, tránh bị đứt xích làm mất tính cơ động. Việc bảo vệ kỹ càng như vậy phần nào lý giải tại sao trọng lượng của xe tăng Maus lại nặng đến vậy.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 3.

    Tuy bộ giáp dày giúp Maus giống như một pháo đài bất khả xâm phạm trước hầu hết mọi vũ khí. Nhưng để di chuyển được pháo đài này không hề đơn giản và sẽ cần tới một động cơ vô cùng mạnh mẽ.

    Các kỹ sư đã thử nghiệm khá nhiều động cơ khác nhau và cuối cùng chọn động cơ diesel có công suất khoảng 1.200 mã lực. Do trọng lượng khá nặng nên Maus chỉ có thể di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 20km/h trên điều kiện địa hình bằng phẳng. Tốc độ xoay của xe là 15 độ/giây.

    Tất nhiên động cơ càng mạnh mẽ bao nhiêu thì sẽ càng hao tốn nhiên liệu bấy nhiêu và khiến Maus gặp nhiều bất lợi. Đơn cử như việc chứa nhiều nhiên liệu khiến Maus bị giảm tầm bắn do không có không gian mở rộng nòng súng. Chưa kể lượng khói thải ra từ dầu diesel sẽ buộc xe phải có một hệ thống thông gió tốt để đảm bảo không khí bên trong có đủ cho toàn bộ kíp lái.

    Thêm một bất lợi khác là việc trọng lượng khủng khiếp của Maus có thể khiến nó gặp khó khăn khi đi qua nhiều cây cầu có tải trọng yếu. Một chiếc xe tăng như Maus chắc chắn khó có thể đi qua nhiều cây cầu tại Châu Âu lúc bấy giờ và ngay cả đường sông càng khó hơn.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 4.

    Một trong những cách di chuyển Maus là sử dụng tàu hỏa

    Nhưng nói như vậy không phải không có cách. Các kỹ sư đã tính đến giải pháp hệ thống ống thở cỡ lớn, cho phép xe có thể di chuyển ở độ sâu lên tới 8 mét để đi qua một con sông. Ngoài ra, chiều rộng của Maus đủ sức để chở trên các đoàn tàu hỏa.

    Về hỏa lực bên trong chiếc siêu xe tăng này, Maus được cho trang bị súng chính là một khẩu KwK với cỡ nòng 128mm (thậm chí trước đó có đề xuất sử dụng loại nòng 150mm và 170mm). Nếu trang bi súng lớn hơn, trọng lượng của Maus có thể lên tới 200 tấn.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 5.

    Với loại súng này, nó có thể phá hủy bất kỳ xe tăng nào của lực lượng đồng minh trong tầm bắn 3,2km. Bên cạnh đó, xe cũng có một tháp pháo phụ gồm súng chống tăng 75mm có nhiệm vụ tiêu diệt địch và các loại xe khác.

    Thay vì dùng súng máy 7,9mm thông thường, Maus được trang bị một khẩu súng máy phòng không trên nóc tháp pháo và thêm một khẩu súng phóng lựu khói. Có thể khẳng định với đầy đủ các vũ khí trang bị kể trên, Maus hoàn toàn có thể tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng nào của đồng minh trong Thế chiến thứ hai.

    Kỳ vọng lớn là vậy nhưng Maus không hề khả thi trong chiến đấu

    Kỳ vọng ban đầu bao giờ cũng cao hơn thực tế và rồi Hitler và Đức quốc xã phải thẳng thắn thừa nhận rằng, một chiếc xe tăng như Maus quả thực không hề khả thi trong lúc chiến đấu. Để chế tạo nên một chiếc Maus quá tốn tài nguyên và khả năng thực chiến càng khó hơn với hàng loạt các hạn chế đã đề cập ở trên.

    Hitler ban đầu muốn đặt sản xuất 150 chiếc xe tăng Maus nhưng rồi cuối cùng ông đã phải hủy kế hoạch trên vào tháng 11/1943. Mặc dù vậy một số nguyên mẫu của Maus vẫn tiếp tục được chế tạo.

    Tính đến nay chỉ có hai nguyên mẫu xe tăng Maus được sản xuất. Một chiếc đã bị chính người Đức phá hủy vào cuối Thế chiến thứ hai nhằm ngăn nó rơi vào tay kẻ thù.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 6.

    Nguyên mẫu xe tăng Maus bị Đức quốc xã phá hủy để tránh rơi vào tay Liên Xô cũ

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 7.

    Mặc dù vậy vẫn còn một chiếc bị Liên Xô cũ tịch thu thành công và hiện vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Kubinka ở Matx-cơ-va, Nga. Thật đáng tiếc cho một "tượng đài" của thế giới xe tăng đã không thể tham chiến và tạo nên bất ngờ.

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 8.

    Nguyên mẫu xe tăng do Liên Xô cũ tịch thu của Đức quốc xã đang được trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Kubinka ở Matx-cơ-va, Nga

    Một số hình ảnh thú vị về Maus, cỗ xe tăng được cho là "mẹ của các loại xe tăng" với kích thước khổng lồ:

    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 9.
    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 10.
    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 11.
    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 12.
    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 13.
    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 14.
    Tìm hiểu về xe tăng Maus - phát minh điên rồ từng được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai - Ảnh 15.

    Tham khảo Warhistoryonline

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ