Cảnh tượng Thác Máu đổ nước xuống như bước ra từ phim kinh dị, thực chất chỉ là dòng nước nhiễm sắt.
- Cuộc sống đảo lộn ở Nam Cực: vi khuẩn cũng "chết cóng", cư dân không được đi tiểu trong lúc tắm
- Ở Nam Cực vẫn có người đang chơi game PC, cảm giác khác lạ như thế nào bạn biết không?
- Năm 1933 có 3 con bò đến Nam Cực
- Tin cực vui cho nam giới bất lực: xung âm thanh cường độ thấp sẽ giúp bạn không còn lệ thuộc vào Viagra
- Phát hiện ra "siêu đế chế" chim cánh cụt tại Nam Cực nhờ vết phân trên ảnh vệ tinh, số lượng lên tới 1,5 triệu con
Ở Nam Cực, có một hiện tượng đáng sợ có tên Thác Máu. Cái tên mô tả chính xác hình ảnh vừa hiện ra trong đầu bạn: đó là một dòng nước phải dài tới 30 mét, dẫn một dòng nước đỏ như máu chảy dọc theo sông băng.
Nhiều thập kỉ nay, ta đã biết thứ gì khiến dòng thác có màu đỏ (bật mí cho bạn: đó là nước muối nhiễm oxide sắt). Nhưng chỉ mới đây thôi, ta mới biết nguồn của Thác Máu là từ một hồ nước ngầm cổ đại sâu dưới lòng băng.
Nhà thám hiểm người Úc, Griffith Taylor phát hiện ra Thác Máu trong một chuyến phiêu lưu Nam Cực hồi năm 1911. Lúc đó, thay vì dự đoán rằng có một thế lực thần bí nào đó đang tàn sát động vật nơi đỉnh thác, ông đưa ra lời dự đoán nước màu đỏ có thể là do nhiễm tảo.
"Đúng là siêu thực, không thấy ở đâu trên Trái Đất này", Steve Martin, nhà sử học khu vực Nam Cực cho hay. "Khi nhà thám hiểm Griffith Taylor và các cộng sự chứng kiến dòng thác máu chảy đỏ khu vực Sông băng Taylor, chắc hẳn vài người trong số họ đã phải suy nghĩ đôi chút về sự kì lạ nơi tận cùng Trái Đất".
Phân tích dòng nước, các nhà khoa học biết rõ tại sao nó có màu đỏ, lượng sắt lớn trong nước, tiếp xúc với oxy ngoài không khí nên bị oxy hóa, nhưng chẳng biết từ nguồn nào mà dòng Thác Máu đổ ra biển. "Không rõ dòng thác đã lách đường nào qua lớp băng dày", nhà khoa học Erin Pettit, một trong những người giải thích được bí ẩn Thác Máu, nói. "Nếu như nó bắt nguồn từ thượng nguồn sông băng và chảy dần xuống hạ lưu".
Thay vào đó, nước mặn bắn ra từ điểm cao của sông băng rồi chảy ra rìa, xuống một cái hồ gần đó.
Để tìm ra được vị trí chính xác của nguồn nước, bà Pettit và đội ngũ của mình băng qua vùng băng rộng lớn, sử dụng công cụ cảm biến nhờ sóng vô tuyến để đo đạc khu vực. Sóng vô tuyến sẽ đi xuyên qua lớp băng dày một cách dễ dàng, sẽ chỉ dừng lại khi gặp dòng nước mặn tiếp nước cho Thác Máu. Cứ dò từng bước, nguồn của thác sẽ lộ diện.
Và họ lần tới được một cái hồ cổ đại nằm sâu trong lòng băng.
Ví trí của Thác Máu - Blood Falls tại Sông băng Taylor.
Sau khi đăng tải báo cáo khoa học, đội ngũ các nhà nghiên cứu có thể khẳng định lại vị trí hồ nước cổ đại một lần nữa khi một đội ngũ đào băng được cử tới khu vực, khoảng một năm sau khi báo cáo khoa học lên sóng. Sử dụng bản đồ đã vẽ trước đó, đội khoan băng xác định chính xác địa điểm cần đào và từ lỗ khoan, dòng nước đỏ như máu chảy ra.
Nhưng đâu chỉ có nước! Nghiên cứu dòng nước, các nhà khoa học khám phá ra các dạng sống chịu đựng được môi trường khắc nghiệt: những con vi khuẩn có thể sống trong nước siêu mặn và cực lạnh, nồng độ sắt cực cao, không biết tới ánh sáng Mặt Trời là gì. Hóa ra chúng có sức sống mạnh mẽ vậy, việc nghiên cứu kĩ càng các vi sinh vật này sẽ có thể cho ta cách thức đối phó với môi trường cực kì khắc nghiệt, ví dụ như trên Vũ trụ chẳng hạn.
"Khám phá đầu tiên đã dẫn đường cho chúng tôi tới thêm nhiều khám phá và nhiều lời giải thích khác nữa", nhà nghiên cứu Martin nói. "Cô nàng Nam Cực vẫn chưa bật mí toàn bộ bí mật mình vẫn đang cất giấu".
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4