Đã có nhiều startup nắm bắt được thị hiếu của thị trường và thành công rực rỡ. Đâu là bài học cho những “kẻ kiếm nhiệm”?
Uber – Uber và Uber. Những ngày vừa qua Uber chính là tâm bão truyền thông trên toàn thế giới. Là sự hồ hởi của khách hàng, nỗi tức giận của các hãng taxi truyền thống và lúng túng của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó là hàng loạt bê bối: tài xế cưỡng hiếp khách hàng ở Ấn Độ, hành động đe doạ nhà báo nữ viết bài phản đối Uber và những lời xin lỗi bất thành của CEO Travis Kalanick trên mạng xã hội Twiter.
Tất cả những scandal trên đang làm cho mọi người quên mất một thực tế: Uber từ một công ty startup với nhiều khó khăn để trở thành một người khổng lồ thực sự trên toàn thế giới. Doanh thu trong năm 2014 của Uber có thể lên tới 2 tỷ USD và sau đợt huy động vốn mới nhất – Uber được các nhà đầu tư mạo hiểm định giá 40 tỷ USD chỉ sau 4 năm thành lập.
Không tính đến 600 triệu USD mà Baidu- "người khổng lồ Internet" của Trung Quốc sắp rót vào Uber, hiện tại ứng dụng gọi taxi này đã được đầu tư 2.7 tỷ USD, vượt xa mọi dự đoán trước đó.
Trên thực tế, Uber hoạt động như một hệ thống P2P (peer to peer) kết nối giữa khách hàng và tài xế thông qua ứng dụng trên điện thoại còn Uber là đơn vị trung gian đóng vai trò điều phối trên nền tảng thương mại điện tử di động (M-Commerce) và thanh toán di động (M-Payment).
Uber không hề sở hữu một chiếc xe chạy dịch vụ, không có nhân viên lái taxi cũng như trả lương cho một tài xế nào. Uber tự nhận mình là “một công cụ để gọi xe” chứ không phải là công ty cung cấp dịch vụ vận tải taxi.
Cách làm của Uber tiêu biểu cho việc phát triển các dịch vụ vận chuyển hành khách thông qua ứng dụng và mang lại khá nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đi ngược lại với dịch vụ taxi truyền thống, Uber đang gây nên một cuộc chiến pháp lý mà hãng đang phải đối mặt từ chính phủ, truyền thông, dư luận và các đối thủ kinh doanh ứng dụng taxi còn lại như GrabTaxi và EasyTaxi.
Uber, GrabTaxi, EasyTaxi và một số hãng phát triển ứng dụng Taxi có những chiến thuật khác nhau trên thị trường đầy màu mỡ này. Sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn trong thời gian tới khi những công ty này cố gắng chiếm lĩnh thị trường và gây ảnh hưởng tới doanh thu của phần còn lại.
Tuy nhiên, cũng nhờ sự cạnh tranh này, số tiền đầu tư vào các hãng tăng một cách chóng mặt, đỉnh điểm là vào tháng 6 khi nó tăng gấp 7 lần khoảng thời gian trước đó.
Theo ước tính, số tiền đầu tư vào các dự án startup kinh doanh taxi và dịch vụ vận tải như Uber trong 4 tháng qua tăng gấp 10 lần từ đầu năm. Những đổi thay tích cực đã kích thích các nhà đầu tư mạo hiểm nhanh chóng rót tiền vào các ứng dụng gọi Taxi khác trong một cuộc đua tranh dành thị phần. “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”.
Xu hướng startup mới: ứng dụng kiểu Uber
Vượt xa sự thành công của một ứng dụng gọi Taxi thông . Cái cách mà Uber đi ngược lại truyền thống để trở thành một người khổng lồ như hiện tại đã tạo nên một hiệu ứng startup mới trên toàn cầu.
Có một thực tế, Uber không phải là ứng dụng đầu tiên, cũng không phải là duy nhất thành công trong mô hình kinh doanh vận tải kiểu peer-to-peer. Công bằng mà nói, GrabTaxi và EasyTaxi cũng đang có doanh thu đầy khả quan với cách vận hành khác hẳn Uber (Easy và Grab làm việc trực tiếp với các hãng Taxi).
Và cũng không công bằng khi gọi những startup hoạt động theo mô hình P2P là bản sao của Uber. Airbnb – dịch vụ “ở nhờ” với giá trị hiện tại lên tới 13 tỷ USD đã đi trước Uber vài năm. Thời gian đầu Airbnb cũng đã đụng chạm đến luật pháp chính quyền về vấn đề cho thuê ngắn hạn. Airbnb đã giải quyết tốt vấn đề này khi xây dựng được hệ thống đảm bảo giao dịch và xác nhận danh tính người sử dụng – điều mà Uber cần học hỏi.
Ở thị trường Châu Á, những ứng dụng hoạt động theo mô hình như Uber không phải là hiếm. Grain – “Uber for food” – dịch vụ đảm bảo cho người dùng những bữa ăn nóng sốt chỉ sau 15 phút yêu cầu. Helping - “Uber for clean” - giúp người dùng kết nối với những người lao công có thời gian rảnh rỗi đến dọn dẹp ngôi nhà của họ. Fynd – “Uber for technical”
Năm 2015 đang gần kề và hứa hẹn là một năm bùng nổ của startup. Chắc chắn rằng những ứng dụng kiểu Uber sẽ xuất hiện như “nấm mọc sau mưa”. Tuy nhiên, như tỷ phú giàu nhất Trung Quốc – CEO Alibaba từng chia sẻ: “Chúng tôi học hỏi và không bao giờ sao chép. Sao chép đồng nghĩa với sự thất bại” – những startup cần tìm ra được hướng đi riêng cho mình để thành công.
>>Ăn theo trào lưu Uber, KakaoTalk sắp ra mắt ứng dụng bắt taxi tại Hàn Quốc
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?