WSJ: Google "vô tội", ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng...

    Yến Thanh,  

    Vì một số lí do đặc biệt, những ủy viên hội đồng FTC đã "đổi trắng thay đen" kết quả đánh giá trong cuộc điều tra chống độc quyền liên quan tới Google trong năm 2012.

    Có thể nói, việc độc quyền trong kinh doanh không phải là gì quá mới mẻ đối với cộng đồng thế giới, bởi thay vì đó, người ta quan tâm nhiều hơn tới kết quả của những cuộc điều tra liên quan. Và mới đây, Google lại tiếp tục là đề tài bị chỉ trích về hành động "độc quyền" bị phanh phui bởi thời báo Wall Street Journal.

    Theo như mô tả, Google đã "cố tình" lập ra một danh sách đen các trang web cạnh tranh trong lĩnh vực tìm kiếm, mua sắm, bất chấp việc trong quá khứ, công ty này từng tuyên bố không nhằm vào bất kỳ đối thủ nào. Điều nói là trước đó Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Mỹ (FTC) đã mở một cuộc điều tra trong năm 2012 về hành động độc quyền của Google và kết luận công ty này vô tội.

    Để làm rõ vụ việc trên, WSJ đã thu tập được 160 trang báo cáo từ chính nhân viên FTC trong các cuộc điều tra và phát hiện ra rằng, FTC đã "quay ngoắt" 180 độ trong vụ kiện chống độc quyền liên quan tới Google trên nhiều mặt trận.

    Trong đó, bản báo cáo chi tiết của WSJ được đăng tải trên một trang web có tên là Search Engine Land, với những chi tiết đáng chú ý như các ủy viên hội đồng tại FTC đã công bố kết luận "sai sự thật". Thay vì cạnh tranh công bằng, Google đã tận dụng dữ liệu thu thập được từ một số trang web khác để cải thiện kết quả tìm kiếm của mình - một hành vi được xem là gây nguy hại cho các đối thủ.

    Ngoài ra, ông lớn này cũng ngăn cản những công ty cung cấp thông tin phục vụ cho kết quả tìm kiếm của nó được hợp tác với các hãng tìm kiếm khác và gây cản trở đối với khách hàng mảng quảng cáo online trong việc sử dụng dữ liệu thu thập được từ Google Ads cho hoạt động quảng cáo trên dịch vụ đối thủ.

    Giả sử, nếu bạn so sánh giữa 2 trang web mua sắm, một từ Google Shopping, một từ bên khác, chắc chắn, con cưng của Google sẽ được xếp cao hơn một bậc. Mới nghe thì đó thực sự là một câu chuyện khủng khiếp, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công cụ tìm kiếm hiện nay đã được "phù phép" để tỏ ra vượt trội hơn với các đối thủ cạnh tranh.

    Bạn không tin ư? Hãy thử lướt qua một vài đoạn báo cáo được "vén màn" từ hồ sơ của FTC trước đây!

    Trong khoảng thời gian gần đây, Google đã không thực hiện bất kỳ hành vi gì gây hại cho đối thủ, tuy nhiên, sự thực là Google đã luôn sử dụng một "quy trình xếp hạng đặc biệt" cho các kết quả tìm kiếm của riêng mình:

    "Khi Marissa Mayer còn giữ cương vị của phó chủ tịch Google, bà cho biết công ty này đã không sử dụng tỷ lệ nhấp chuột để xác định thứ hạng cho trang web chuyên tìm kiếm của mình, bởi vì sự thực là họ xếp hạng quá thấp."

    Liên quan tới Universal Search lần đầu tiên được công bố vào tháng 5 năm 2007, với mục tiêu đem tới những kết quả tìm kiếm được xếp hạng linh hoạt và trung thực hơn, tuy nhiên, đây là một cách mà Google "lấp liếm" đi sự thật. Bởi tỷ lệ click chuột của những trang web nằm trong top đầu thực sự chỉ bằng 1/3 so với thực tế.

    Trong khi đó, công việc duy nhất mà đội ngũ nhân viên của Google cần làm, đó là sắp xếp chúng cho hợp lý, đồng thời cố gắng đưa những trang web của Google lên "bảng vàng" càng nhiều càng tốt. Còn như dịch vụ OneBox vốn được hãng tuyên bố là giúp các doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu của mình thì chỉ được xếp vào "hạng 2".

    Với Universal Search, Google đã tung ra hàng loạt các công tụ tìm kiếm cho từng nhóm đối tượng khách hàng, từ đó, thâu tóm hết các kết quả tìm kiếm của người dùng lẫn các tổ chức, rồi "vừa chơi, vừa xếp bài" và coi những kết quả đó như là của mình.

    Nhìn chung, những báo cáo được tiết lộ bởi FTC đều chỉ ra rằng, Google đã gây tổn hại rất nhiều cho các đối thủ cạnh tranh, và tự mình vẽ ra những tiêu chuẩn trong việc tìm kiếm và khiến mọi người lầm tưởng rằng họ chính là người đang làm chủ dịch vụ.

    Chưa hết, ngoài việc phát huy thế mạnh của "nhà cái", Google biên soạn một danh sách dài các trang web so sánh, mua sắm cạnh tranh với Google Shopping và ngay lập tức "hạ bệ" họ khỏi top 10 tìm kiếm. Cũng theo báo cáo này, việc thay đổi những "kết quả được sắp đặt" của Google trong các cuộc thử nghiệm là không thể. Tất nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi chính hãng chủ quản này tự động chỉnh lại thuật toán tìm kiếm hoặc các tiêu chí xếp hạng bất chấp các thông tin phản hồi mang tính tiêu cực của người dùng.

    Đây được coi là một động thái đáng báo động khi nhiều năm qua, Google luôn nói rất nhiều về tính minh bạch, về sự công bằng, tuy nhiên, luôn có một danh sách đen các trang web bị "vùi dập" bởi một lý do cạnh tranh nào đó. Hoặc nó bị trừng phạt bằng phân loại thủ công, hoặc thông qua các điều luật về hành vi Spam, như Yelp, Bing hay Expedia cũng bị "hạ cấp" chỉ vì họ cạnh tranh với hãng trong lĩnh vực tìm kiếm.

    Bằng chứng đầu tiên, vào năm 2007, Google đã tự ý thử nghiệm việc đưa các kết quả tìm kiếm của người dùng vào các mục được phân loại sẵn. Hãng giải thích rằng, đây là cách mà Google cải thiện sự đa dạng của kết quả tìm kiếm, nhưng xem ra, đây là "chiêu" giúp hãng này phân loại và thu thập các kết quả, từ đó, đưa chúng vào nguồn tài nguyên của mình.

    Bằng chứng thứ hai, vào khoảng năm 2006 đến 2007, Google đã tự ý "hạ cấp" các trang web đối thủ như một phần của việc "làm đa dạng" các kết quả tìm kiếm với các trang web so sánh hay mua sắm. Google cung cấp cho các đối thủ này những phản hồi tiêu cực, rồi cho người dùng thấy, những kết quả mà họ tìm được liên quan đến các trang web này không được xếp hạng cao.

    Tất cả những truy vấn liên quan đến sản phẩm đều được Google chuyển tới trang web "nhà trồng được" và họ nói với người dùng rằng, đây mới thực sự là thứ họ cần. Rằng hãng luôn nỗ lực đem tới cho các khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Đó là sự chọn lọc của một hệ thống cũng như bộ máy cực kỳ thông mình.

    Bằng chứng thứ ba, vào tháng 7 năm 2007, Google đã cập nhật một thuật toán mới với mục đích nâng cao chất lượng của các công cụ tìm kiếm, nhưng thực chất, họ chỉ giữ lại 2 trong số 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu và "vùi dập" tất cả những kết quả còn lại. Kể cả đây thực sự là những kết quả chất lượng, Google cũng sẽ đẩy đi không thương tiếc với lý do duy nhất, "không cải thiện trải nghiệm tìm kiếm".

    Bằng chứng thứ tư, giả sử, chúng ta đang sinh sống tại Việt Nam, chúng ta tìm kiếm những cụm từ bằng tiếng Việt, 10 kết quả đầu tiên chắc chắn sẽ thuộc về các trang web tiếng Việt, trong khi đó, nếu chúng ta sinh sống tại Mỹ, các kết quả này chưa chắc đã được sắp xếp như vậy. Vấn đề ở đây là cùng một nội dung, nhưng tùy vào vị trí địa lý, chúng ta lại nhận được những kết quả hoàn toàn khác nhau.

    Bởi lẽ đơn giản, có thể Google đã bắt tay với những công ty địa phương mà theo cách nói của hãng này chính là góp phần giúp người dùng đạt được hiệu suất khi tìm kiếm.

    Tóm lại, thông qua việc những bí mật "động trời" trên được phát lộ, những kết luận đanh thép từ nhân viên chủ chốt tại FTC sẽ trở thành một tiền đề quan trọng để các công ty đối thủ tiếp tục đưa ra những cáo buộc về hành vi độc quyền của Google. Chắc chắn trong tương lai Google sẽ còn phải đối mặt với nhiều rắc rối liên quan đến hành vi xâm phạm quy định chống độc quyền.

    Tham khảo: marketingland

    >> Google trong cuộc điều tra chống độc quyền: "có tội" thành "vô tội"

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ