Tin tặc lừa quảng cáo trên Google, 3.000 người sập bẫy

    Đoàn Bằng, Người Lao Động 

    (NLĐO) – Chỉ trong tháng 4, tin tặc đã lừa 3.000 người để chiếm đoạt số tiền điện tử trị giá 4,16 triệu USD, thông qua việc quảng cáo các trang web lừa đảo bằng Google Ads.

    Thông tin trên do ScamSniffer - công ty cung cấp dịch vụ chống lừa Web3 - vừa tiết lộ. 

    "Quảng cáo từ các trang web lừa đảo đang phổ biến trên Google. Khi người dùng nhấp vào dịch vụ quảng cáo, họ sẽ bị yêu cầu điền chữ ký đăng nhập ví tiền số. Từ đây, tin tặc qua mặt hệ thống đánh giá của Google Ads để chiếm đoạt tiền số của nạn nhân" - chuyên gia của ScamSniffer thông tin.

    Các quảng cáo độc hại lừa tiền của nạn nhân bằng cách sử dụng phương pháp "chống gỡ lỗi"(anti debug) để chuyển hướng người dùng bật công cụ dành cho lập trình viên đến một trang web bình thường.

    Chỉ cần một lần nhấp chuột sẽ đưa người dùng đến trang web độc hại, điều này giúp kẻ xấu qua mặt hệ thống đánh giá của Google Ads.

    Số tiền mà tin tặc đánh cắp được đã chuyển đến các nền tảng giao dịch khác nhau như SimpleSwap, Tornado Cash, KuCoin hay Binance.

    Tin tặc lừa quảng cáo trên Google, 3.000 người sập bẫy - Ảnh 1.

    Người dùng cần cẩn trọng với các nội dung quảng cáo trên Google. Ảnh: CoinTelegraph

    Xoá gấp 27 ứng dụng độc hại trên điện thoại thông minh để tránh mất tiền, thông tin

    Các chuyên gia bảo mật di động của MalwareFox (Mỹ) vừa phát hiện 27 ứng dụng có chứa mã độc đang được phát tán trên kho ứng dụng CH Play dành cho nền tảng Android.

    Danh sách ứng các dụng độc hại này bao gồm: Simple Note Scanner, Universal PDF Scanner, Private Messenger, Premium SMS, Blood Pressure Checker, Cool Keyboard, Paint Art, Color Message, Fare Gamehub and Box, Hope Camera-Picture Record, Same Launcher and Live Wallpaper, Amazing Wallpaper, Cool Emoji Editor and Sticker, Vlog Star Video Editor, Creative 3D Launcher, Wow Beauty Camera, Instant Heart Rate Anytime, Delicate Messenger, Funny Camera, Wow Beauty Camera, Gif Emoji Keyboard, Razer Keyboard & Theme, Freeglow Camera 1.0.0, Coco Camera v1.1, Biceps Exercise, Neon - Keyboard – LED và CameraLens.

    Các chuyên gia cảnh bảo nếu đã vô tình cài đặt một trong các ứng dụng kể trên, người dùng cần lập tức gỡ bỏ những ứng dụng này khỏi thiết bị của mình. Tiếp đến, sử dụng một phần mềm bảo mật dành cho điện thoại thông minh để quét lại thiết bị nhằm bảo đảm an toàn.

    Việc loại bỏ hoàn toàn các phần mềm độc hại như đã liệt kê ở trên nhằm tránh bị tin tặc đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của người dùng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ