Nếu bạn có những phẩm chất này thì startup chắc chắn không dành cho bạn.
Các startup thường không có đội ngũ nhân sự hùng hậu nên khối lượng công việc lớn dường như là điều không thể tránh khỏi. Chuyện đi sớm về khuya, bận túi bụi với list công việc ngay cả khi đang đi trên đường, liên tục bị quấy nhiễu bởi email từ khách hàng hay chat với đồng nghiệp cả khi đêm hôm,…có lẽ không hề xa lạ gì với dân startup.
Đừng làm việc cho startup nếu bạn chỉ muốn kiếm nhiều tiền một cách nhanh chóng
Chắc chắn rồi, rất nhiều người bỗng chốc trở thành triệu phú ngày Facebook mở phiên IPO thành công, nhưng hãy thẳng thắn nhìn nhận, cơ may đó thực sự không nhiều. Lý do không chỉ bởi hầu hết startup thất bại mà còn ở việc hầu hết số thành công cũng sẽ không sinh lời ở mức khủng khiếp như Facebook hay Google. Hầu hết các startup trả lương thấp hơn các công ty đã có tên tuổi sẵn và thường bù đắp bằng cổ phần cho đội ngũ nhân viên ban đầu. Tất nhiên chẳng gì có thể đảm bảo số cổ phần bạn nhận được sẽ đáng giá bao nhiêu về sau, cũng có thể là chẳng có chút giá trị nào nếu startup không thành công.
Đừng làm việc cho startup nếu bạn muốn tách bạch quan hệ cá nhân với công việc
Nếu làm cho các công ty lớn, bạn có thể giữ tác phong chuyên nghiệp và ít gặp cảnh này: những người cùng nhóm startup chính là những người bạn giành phần lớn thời gian ở bên. Họ sẽ cùng chia ngọt sẻ bùi hay giúp đỡ bạn những khi khó khăn. Họ không chỉ là đồng nghiệp mà rất có thể sẽ là bạn bè lâu năm của bạn nữa. Nếu bạn muốn tách bạch bạn là bạn, đồng nghiệp là đồng nghiệp thì có lẽ môi trường công ty lớn sẽ hợp với bạn hơn.
Đừng làm việc cho startup chỉ để thoát khỏi những công việc buồn tẻ
Hãy tự hỏi liệu bản thân bạn có sẵn lòng làm việc cường độ cao và thực sự nhiệt huyết với startup hay không. Mỗi khi cảm thấy với bế tắc với một công việc buồn tẻ nào đó bạn sẽ dễ thấy môi trường startup đầy thử thách thật cuốn hút. Tuy nhiên, trên thực tế, startup phần nhiều sẽ là khổ hơn là vui.
Đừng làm việc cho startup chỉ vì bạn muốn trở thành một phần của “xu hướng hot”.
Đằng sau mọi startup thành công đều là những năm vất vả cật lực trong thầm lặng mà báo chí ít khi nhắc tới. Một số công ty thành công nhất khi mới thành lập lại thường bị coi là kém hấp dẫn hoặc phi thực tế. Tuy nhiên, về lâu dài họ lại đánh thắng những công ty với mô hình kinh doanh nghe có vẻ theo xu thế nhưng vận hành không ra gì.
Đừng làm việc cho startup nếu bạn không chịu nổi những gì không rõ ràng
Với việc luôn ở trong tình cảnh không biết liệu công ty có tồn tại nổi mấy tháng nữa hay không, bạn sẽ phải giữ tâm lý cực kỳ vững vàng mới làm việc được cho startup. Hãy tưởng tượng bạn hỏi CEO gì đó và nhận được câu trả lời “Tôi cũng không biết nữa, anh thử tự tìm hiểu xem?”, bạn sẽ phản ứng thế nào? Nếu bạn không phải mẫu người chịu đựng được những thứ không rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ sớm kiệt sức. Một câu nói luôn đúng với startup là “Thứ ổn định nhất trong công ty startup chính là sự thay đổi”.
Đừng làm việc cho startup nếu bạn thèm muốn một tước vị “sang chảnh”
Làm startup đồng nghĩa với việc phải rũ bỏ ham muốn kia và tập trung vào các mục tiêu dài hạn. Rất ít người trong số chúng ta sẽ trở thành Zuckerberg tiếp theo, và startup cũng không phải con đường tắt tiến đến top “30 Under 30”. Với những CEO trẻ tuổi thành đạt xung quanh, bạn sẽ không khỏi cảm thấy lo lắng cho con đường sự nghiệp của mình. Nỗi sợ phải bỏ lỡ gì đó hay ho khi tham gia startup cũng sẽ luôn trực chờ bạn. Thành công trên con đường startup sẽ đến từ việc hiểu rõ mình đang làm gì, nâng cao kỹ năng bản thân cũng như nỗ lực tạo ra giá trị cho sản phẩm của mình chứ không phải từ sự công nhận của mọi người xung quanh hay việc bạn sẽ ghi gì trên tấm card visit của mình.
Thế nhưng...
Làm việc cho startup có thể là trải nghiệm tuyệt vời nhất trên con đường sự nghiệp của bạn
Với mục đích rõ ràng và đam mê thực sự, startup cũng rất có thể là lựa chọn tốt và cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Một năm cống hiến hết sức trong startup bạn có thể học được nhiều bằng vài năm làm việc trong một công ty lớn. Chúng ta thường thần tượng những công ty mở được phiên IPO khổng lồ hay được mua lại với giá hàng tỷ USD nhưng trên thực tế, các công ty thành công nhất lại được xây dựng bởi đội ngũ sáng lập luôn tin tưởng vào một điều gì đó chứ không phải những người chỉ chạy theo danh tiếng phù phiếm. Thậm chí các startup buộc phải đóng cửa cũng có thể mang đến cho nhân viên nhiều cơ hội quý giá mở rộng sự nghiệp. Cho dù startup bạn làm việc có thành công hay thất bại thì đó cũng là những trải nghiệm cực kỳ đáng giá.
Hãy làm việc cho một startup vì cho dù công ty của bạn có không thành công thì sau khi “tốt nghiệp” khỏi đây, bạn vẫn có thể tự tin bước tiếp với cực kỳ nhiều trải nghiệm và bài học khó có thể có được ở bất cứ môi trường nào khác.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập