Nguồn tin giấu tên của CNBC cho biết hoạt động tại Đông Nam Á của Uber có thể sắp được bán cho Grab.
Theo nguồn tin của tờ CNBC, Uber chuẩn bị bán mảng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á của họ cho Grab thông qua việc trao đổi một lượng lớn cổ phần. Hiện chưa có bất kỳ thỏa thuận nào được hoàn thành và cũng chưa rõ thời gian chính xác diễn ra thỏa thuận là bao giờ.
Grab là đơn vị cung cấp rất nhiều dịch vụ từ gọi xe cá nhân, xe máy, taxi và chia sẻ xe ở hơn 100 thành phố trên khắp Đông Nam Á. Công ty tuyên bố có 95% thị phần trong lĩnh vực gọi xe taxi khi lên kế hoạch huy động hơn 2,5 tỷ USD từ SoftBank và những nhà đầu tư khác trong năm 2017.
Như vậy nếu thỏa thuận này là thật nó sẽ hoàn toàn giống tình huống của Uber Trung Quốc khi quyết định bán mình cho Didi với 20% cổ phần hay tại Nga là họ tiến hành sáp nhập mảng kinh doanh tại đây với Yandex khi để công ty địa phương nắm 37% cổ phần. Bước đi này sẽ giúp Uber cắt giảm đáng kể chi phí để chuẩn bị cho thương vụ IPO vào năm tới.
Kể từ khi nhận chức CEO công ty thay nhà sáng lập Travis Kalanick, Dara Khosrowshahi đã tập trung tháo gỡ những khó khăn mà công ty đang gặp phải, tìm lại danh tiếng và áp dụng chiến lược tài chính mới nhằm đưa công ty vào trạng thái làm ăn có lãi. Trước đó trong công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý thứ 4, mức thua lỗ trong năm 2017 của Uber đã tăng 61% lên mức 4,5 tỷ USD.
Việc sáp nhận với Grab cũng không ngạc nhiên bởi nó hoàn toàn phù hợp với nỗ lực của Softbank – tập đoàn đang nắm lượng lớn cổ phần ở cả Uber và Grab nhằm giảm cạnh tranh và để mỗi đơn vị chỉ tập trung vào thị trường mà họ làm tốt.
Bản thân CEO Dara cũng từng thừa nhận rằng hoạt động tại Đông Nam Á "đang ở vị thế cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục hướng về phía trước nhưng tôi không lạc quan rằng thị trường này có thể giúp Uber có lãi sớm".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"