Toàn cảnh di động Việt quý I/2015 qua những điểm nóng

    Tùng Phạm,  

    Cùng nhìn lại làng di dộng Việt trong 3 tháng qua.

    3 tháng đầu năm 2015 đã trôi qua và giờ là lúc để chúng ta nhìn lại những điểm sáng, đáng chú ý của làng di động Việt trong quý I/2015.

    1. BPhone, cái tên hot nhất trong 3 tháng qua

    Xuất hiện với tư cách là điện thoại thương hiệu Việt tại triển lãm tiếng tăm thế giới CES cộng với phát ngôn có phần gây sốc là "smartphone thiết kế đẹp nhất thế giới", chiếc điện thoại cao cấp của BKAV đã nhanh chóng thu hút cộng đồng công nghệ trong nước. Các tin tức mới về BPhone vẫn luôn nhận được chú ý với tần suất cao. Tuy được chú ý là thế nhưng BPhone cũng gây không ít thất vọng cho những người theo dõi bởi từ khi được biết tới đến nay, thiết bị vẫn chưa ra mắt chính thức. Nếu không sớm ra mắt, sức hút của BPhone chắc chắn sẽ bị giảm dần theo từng ngày.

     

    2. iPhone 6/6 Plus thống trị phân khúc cao cấp

    Bằng những thay đổi lớn so với người tiền nhiệm iPhone 5s trong đó đặc biệt là kích cỡ màn hình đã được làm lớn hơn không quá khó hiểu khi bộ đôi iPhone 6/6 Plus tiếp tục thống trị phân khúc di động cao cấp tại Việt Nam. Sau những tháng cuối năm iPhone bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt, cán cân cung, cầu của iPhone 6 đã ở mức ổn định trong 3 tháng đầu năm nay đẫn đến việc giá bán bộ đôi iPhone mới của Apple được điều tiết tốt và đạt sức mua ổn định hơn bất cứ dòng smartphone cao cấp nào khác. Hiện tại, giá bán iPhone 6 giữ mức trên dưới 15 triệu đồng cho bản 16 GB còn iPhone 6 Plus 16 GB có giá bán trung bình khoảng 19 triệu đồng.

    Sự thu hút của iPhone 6 đối với người dùng cũng tạo đà để người dùng hướng tới các mẫu iPhone đời thấp hơn như iPhone 5s và iPhone 5. Xét cho cùng thì iPhone vẫn là thương hiệu hot tại Việt Nam và có không ít các tín đồ công nghệ Việt luôn hướng theo từng sản phẩm của Apple.

    3. Hoành hành nạn tin nhắn rác

    Suốt thời gian dài, tình trạng tin nhắn rác luôn là nỗi bức xúc của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trong khi các nhà mạng vẫn chưa tìm ra được phương cách giải quyết thỏa đáng. Mặc dù vậy, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng trôi khi mà nhà mạng vẫn còn nhiều lợi ích, giữa lợi ích và trách nhiệm. Trên thực tế, hiện các mạng di động đang đưa ra mức giá cho tin nhắn quảng cáo là 600 đồng/tin nhắn. Trong khi đó, chi phí cho việc gửi tin nhắn rác chỉ khoảng 250 đồng/tin, khi có khuyến mãi từ nhà mạng thì thậm chí giảm chỉ còn 100-150 đồng/tin.

    Thậm chí, các nhà mạng lại thường xuyên có những chương trình khuyến mại SMS nên giá cước thực tế của SMS còn rất thấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã sử dụng các dịch vụ nhắn tin quảng cáo rác gây nên bức xúc trong xã hội.

    4. Phụ kiện sạc dự phòng lên ngôi

    Thị trường phụ kiện di động vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho những thương gia di động bởi số vốn ít, lợi nhuận cao và ít phức tạp hơn khi buôn bán điện thoại. Trong 3 tháng đầu năm nay, mảng phụ kiện sạc dự phòng vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý của người dùng, phân khúc này đang có sự tham gia của nhiều thương hiệu tên tuổi với giá bán rất cạnh tranh. Đây là thiết bị phụ kiện khá cần thiết đối với bất cứ những ai sử dụng smartphone, tablet này bởi công nghệ pin di động hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

    Sạc dự phòng đa dạng nhưng bát nháo.

    Sạc dự phòng đa dạng nhưng bát nháo.

    Mặc dù vậy, hàng nhái sạc dự phòng vẫn đang tung hoành do chiếm ưu thế về giá so với hàng chính hãng cũng như hiểu biết của người dùng còn hạn hẹp. Những điều này đã, đang gây ra tình trạng bát nháo nếu như khách hàng không tỉnh táo trước những lời quảng hoa mỹ mà không xem xét kỹ càng món hàng mà mình định mua.

    >> Google đã từng có kế hoạch tăng gấp 5 lần dung lượng pin cho di động?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày