Sau Huawei, Meizu, ZTE, thêm một hãng Trung Quốc nữa - lần này là Xiaomi - sao chép tính năng của Apple
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Xiaomi đã chính thức tung ra bộ đôi flagship mới của mình mang tên Mi 5s và Mi 5s Plus. Trong khi Mi 5s Plus sở hữu hệ thống camera kép, thì Mi 5s cỡ nhỏ lại sở hữu đến hai tính năng độc đáo, đó là cảm biến vân tay siêu âm và màn hình cảm ứng lực '3D Touch'. Trong khi cảm biến vân tay siêu âm sẽ có mặt trên mọi chiếc Mi 5s, thì công nghệ còn lại được Xiaomi "ưu ái" trang bị cho riêng phiên bản cao cấp với RAM 4GB và bộ nhớ trong 128GB. Và ngày hôm nay, trên tay chúng tôi, chính là phiên bản hỗ trợ tính năng đó.
Đây là một chiếc Mi 5s bản cao cấp với RAM 4GB, bộ nhớ trong 128GB
Công nghệ màn hình cảm ứng lực được Apple đi đầu với sự ra mắt của chiếc Apple Watch, rồi sau đó dần dần chuyển qua trackpad trên MacBook và cuối cùng là iPhone 6s vào hồi năm ngoái. Bên thế giới Android, đã có ba sản phẩm đi đầu trong việc "học hỏi Apple", đó là Huawei Mate S, Meizu Pro 6 và ZTE Axon Mini. Và Xiaomi là nhà sản xuất thứ tư đi theo công cuộc này. Có thể thấy, đặc điểm chung của cả bốn cái tên ở trên, đó là tất cả... đều đến từ Trung Quốc.
Màn hình cảm ứng lực của Mi 5s
Quay trở lại với Mi 5s, màn hình cảm ứng lực này hiện mới chỉ có một công dụng duy nhất, đó là kích hoạt các tính năng nhanh ở ngoài màn hình Home, thông qua việc ấn mạnh vào các biểu tượng ứng dụng. Ví dụ với ứng dụng Cài đặt, ta có thể nhanh chóng truy cập vào cài đặt Wi-Fi, mạng di động, chế độ máy bay. Tương tự như vậy với các ứng dụng như Nhạc, Lịch hay Tin nhắn, ta có thể nghe nhanh chóng phát ngẫu nhiên, tạo sự kiện hay soạn tin nhắn mới.
Menu hiện ra khi ấn mạnh vào biểu tượng ứng dụng tương ứng
Khi so sánh với iPhone, có thể khẳng định rằng Xiaomi đã sao chép hoàn toàn những gì Apple đã tạo ra trước đó. Thế nhưng, có vẻ như do Xiaomi đã quá gấp rút với Mi 5s, vậy nên tính năng 3D Touch của máy còn rất sơ sài và không mang đến nhiều công dụng hữu ích.
Có thể thấy rõ Xiaomi đã sao chép Apple với công nghệ màn hình cảm ứng lực
Như đã đề cập ở trên, tất cả những gì chúng ta có thể làm với 3D Touch của Mi 5s chỉ là mở ra menu truy xuất nhanh, chấm hết. Ngoài ra, nó không thể làm được bất kỳ một điều gì khác. Ngay cả tính năng "Peek and Pop" của iPhone, cho phép người dùng nhanh chóng xem ảnh, tin nhắn, email chỉ bằng cách ấn mạnh ở danh sách cũng không được Xiaomi bổ sung, mặc dù đây là điều mà "Apple Trung Quốc" hoàn toàn có thể làm.
Mi 5s không hỗ trợ tính năng Peek and Pop như iPhone
Một yếu tố khác mà Xiaomi dù có cố gắng đến mấy cũng không thể bì kịp iPhone, đó là sự hỗ trợ từ các ứng dụng bên thứ ba. Hiện nay, do Android chưa bao gồm API cho màn hình cảm ứng lực, vậy nên tất cả các ứng dụng bên thứ ba đều chưa thể tận dụng khả năng của phần cứng. Trong khi đó, nhìn sang iPhone và iOS, bên cạnh các ứng dụng đi kèm máy, rất nhiều ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram, Viber... đều đã hỗ trợ 3D Touch.
Nhìn chung, màn hình 3D Touch trên Mi 5s là một tính năng cho thấy rõ việc Xiaomi mong muốn tạo ra một điểm khác biệt cho sản phẩm của mình, nhưng lại hoàn toàn thất bại trong việc triển khai nó. Thời gian hạn hẹp, kèm theo chi phí RnD ít ỏi đã khiến cho nó trở nên không thuyết phục trong mắt người dùng. Cộng thêm những gì mà tôi đã trải nghiệm với camera kép của Mi 5s Plus, có thể nói Xiaomi do sức ép ra mắt flagship quá sớm (chỉ 7 tháng sau Mi 5), đã khiến cho hãng không kịp trau chuốt chất lượng sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, đây không đồng nghĩa với việc Mi 5s là một chiếc điện thoại tồi. Trong tầm giá của nó (8.8 triệu cho bản RAM 4GB/ROM 128GB), rõ ràng không có chiếc máy nào có thể đọ về cấu hình. Ngoài ra, Mi 5s còn sở hữu nhiều ưu điểm về thiết kế, camera, cảm biến vân tay... - biến đây hoàn toàn có thể sẽ trở thành một sản phẩm thành công của Xiaomi. Chỉ hy vọng rằng, qua các bản cập nhật sắp tới, 3D Touch của Mi 5s sẽ có nhiều tính năng hữu dụng hơn, chứ không "phế" như hiện nay.
Trải nghiệm 3D Touch trên Xiaomi Mi 5s
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4