Trải nghiệm thực tế đi xe máy từ Hà Đông đến Cát Linh: Chậm hơn tàu điện mà còn phải chịu bụi bẩn!
Tôi cữ ngỡ đi xe máy nhanh hơn tàu điện đường sắt trên cao thế nhưng trải nghiệm thực tế hoàn toàn ngược lại.
- Boring Company của Elon Musk sẽ xây dựng đường sắt cao tốc dưới lòng đất Chicago
- Kirikusha: Loại xe tải cực dị đến từ Nhật Bản, đi được trên cả đường bộ lẫn đường sắt
- Công ty đường sắt Nhật Bản xin lỗi người dân vì để tàu khởi hành sớm 25s, gọi đó là "hành động không thể tha thứ được"
- Tuyến đường sắt dốc nhất thế giới vừa được mở tại Thụy Sỹ, cao 1300 mét so với mực nước biển, độ dốc 110%
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang được đông đảo người dân quan tâm. Ngày 20/9, dự án này đã vận hành thử nghiệm toàn bộ hệ thống với 5 đoàn tàu chạy liên tục giữa hai điểm đầu Yên Nghĩa (quận Hà Đông) và Cát Linh (quận Đống Đa).
Những người được trải nghiệm sớm tàu điện đường sắt trên cao cho biết tàu đạt vận tốc trung bình hơn 30 km/h. Tổng thời gian chạy hết toàn tuyến là 30 phút, bao gồm thời gian trả khách và đón khách tại 12 điểm dừng.
Tàu đường sắt trên cao và và xe máy: Phương tiện nào nhanh hơn?
Trong bài viết này, tôi sẽ so sánh con số thử nghiệm trên với thời gian di chuyển thực tế của một chiếc xe máy. Tôi chọn lộ trình đi từ Hà Đông đến Cát Linh dọc theo tuyến đường sắt trên cao vào lúc 17 giờ 50 phút. Đây là thời điểm gần cuối khung giờ tan sở, tan trường, các điểm kẹt xe không bị ùn tắc quá lâu, tình huống không quá dễ và cũng không quá khó đối với xe máy.
Kết quả là tôi cần nhiều thời gian hơn 6 phút so với tàu điện đường sắt trên cao, trái ngược với suy nghĩ của tôi ban đầu là đi xe máy chắc chắn nhanh hơn tàu điện. Vấn đề nằm ở chỗ quãng đường mà tôi đi bằng xe máy dài hơn vì đến đoạn Nguyễn Trãi, đường bộ không khớp với đường sắt trên cao và xe máy phải đi vòng.
Tôi đi xe máy từ Hà Đông đến Cát Linh mất 36 phút.
Có thể hình dung là nếu tình hình giao thông tốt hơn, tôi sẽ về đích ngang ngửa với tàu điện. Và ngược lại, nếu tình hình giao thông tồi tệ hơn, khoảng cách về thời gian sẽ còn lớn hơn nữa bởi đi tàu đường sắt trên cao không bao giờ gặp tắc đường.
Cần lưu ý thêm rằng, khi bạn đi tàu điện thực tế sẽ phải cộng cả thời gian chờ tàu, thời gian mua vé, check-in/out, v.v.
Trải nghiệm thực tế đi xe máy từ Hà Đông đến Cát Linh: chậm hơn tàu điện mà còn phải chịu bụi bẩn! (Video: Việt Đức)
Vậy, đi tàu đường sắt trên cao được/mất gì?
Tuyến đường sắt trên cao dài 13 km được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm gánh nặng cho đường bộ và tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng.
Ưu điểm nổi bật nhất của việc sử dụng phương tiện công cộng là bạn không phải trực tiếp lái xe, có thể tranh thủ thời gian di chuyển để đọc báo, làm việc, hoặc giải trí, v.v. Lái xe máy trên đường phải chịu nắng mưa, bụi bẩn và phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Bù lại, hành trình và các điểm dừng cố định nên việc di chuyển bằng tàu điện sẽ không thể linh động bằng xe máy. Tóm lại, tàu sắt trên cao sinh ra sẽ giải quyết định nhu cầu di chuyển của một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những người có lịch học/làm việc cố định. Đây sẽ là một trong những giải pháp được kỳ vọng góp phần giảm ách tắc giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay ở Hà Nội.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"