Trên tay bàn phím Razer DeathStalker V2 Pro và chuột Basilisk V3 Pro: Đúng chất một cặp bài trùng
(Tổ Quốc) - Razer DeathStalker V2 Pro là bàn phím chơi game không dây nối tiếp dòng sản phẩm DeathStalker. Giống bản gốc ra mắt năm 2012, bàn phím này có thiết kế thấp và mỏng hơn đáng kể so với bàn phím chơi game thông thường.
- Trải nghiệm nhanh ASUS ROG Strix G15 2022: Thiết kế không nhiều thay đổi nhưng hiệu năng được nâng cấp, giá gần 50,5 triệu đồng
- Bỏ gần 80 triệu đồng mua màn hình chơi game cao cấp, bạn có dám không?
- Trải nghiệm Sony 50mm F/2.5 G: Ống kính đa dụng với mức độ hoàn thiện cao
- Lenovo ra mắt loạt laptop ThinkBook thế hệ mới: đa dạng lựa chọn cấu hình, thêm nhiều tính năng hỗ trợ doanh nghiệp, giá từ 15 triệu đồng
- Sony ra mắt máy ảnh Alpha 7R V với hệ thống lấy nét học máy thông minh
Bàn phím Razer DeathStalker V2 Pro khi không mở lẫy nâng khá thấp nhưng bù lại chiều cao phím được nâng lên. Nhờ thiết kế công thái học hiệu quả nên bạn có thể gõ thoải mái mà không bị mỏi cổ tay.
Có thể thấy, switch và hành trình phím của Razer DeathStalker V2 Pro cũng ngắn hơn so với bàn phím cơ thông thường, giúp các thao tác khi chơi game được nhanh hơn mà không phải di chuyển xa.
Mặt trước có 3 phím bấm, cho phép chuyển đổi nhanh 3 thiết bị kết nối khác nhau. Bên phải là nút gạt chuyển đổi kết nối Bluetooth 5.0 và 2.4GHz. Ngoài cùng bên trái là cổng sạc kiêm kết nối thiết bị ngoại vi USB Type-C to Type-A. Việc đưa phím chuyên dụng lên phía trước tuy hơi bất tiện nhưng nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể không gian.
Top case bằng nhôm cao cấp và thân bàn phím làm từ nhựa, tạo cảm giác chắc chắn, khỏe khoắn nhưng đủ nhẹ cho một chiếc bàn phím gaming. Hãng không quên khoe công nghệ kết nối HyperSpeed Wireless độc quyền của Razer.
Dù không gạt lẫy nhưng với thiết kế mặt lưng hơi lồi để tạo độ nâng thì bàn phím cũng đã gõ khá thoải mái. Khi gạt lẫy, bàn phím được nâng nhẹ lên, tuy không quá cao nhưng đủ để trải nghiệm gõ và chơi game tốt hơn.
Thao tác gõ với Razer DeathStalker V2 Pro có độ trễ khá thấp và cho phản hồi tốt. Hơi tiếc vì bàn phím dễ bị lung lay trong quá trình sử dụng, đặc biệt các phím bổ trợ.
Nếu như phiên bản DeathStalker trước đây bị chê có keycap dạng chiclet rẻ tiền thì phiên bản này đã có nâng cấp. Razer tuyên bố keycaps cứng hơn và có khả năng chống bám vân tay nhờ công nghệ khắc laser và chất liệu nhựa ABS. Bên cạnh đó, cảm giác bấm khá tốt và không mỏng manh hoặc rẻ tiền.
Bên cạnh bàn phím, chúng tôi cũng đã được dịp trải nghiệm thêm con chuột Basilisk V3 Pro.
Và đây là nhân vật chính Basilisk V3 Pro. Tổng thể thiết kế công thái học của Basilisk V3 Pro tạo ra sự thoải mái tối đa cho các game thủ khi chơi các tựa game cần di chuyển nhiều.
Nhìn ngang Basilisk V3 Pro cũng không quá to như khi nhìn từ trên cao xuống. Thân máy cũng tích hợp khá nhiều nút có thể gán chức năng tùy ý. Nhà sản xuất cho biết, Basilisk V3 Pro có độ bền lên tới 90 triệu lần nhấp.
Đầu receiver được để ẩn dưới phần bụng của chuột. Đầu receiver này cho phép các thao tác điều khiển chính xác và nhanh hơn, giảm độ trễ tới 25% so với các công nghệ khác.
Như đã nói Basilisk V3 Pro khi đặt cạnh Razer DeathStalker V2 Pro đúng là một cặp bài trùng. Nếu được đặt cạnh nhau trong một không gian tối, chắc chắn combo này sẽ tạo nên sự ấn tượng cho không gian chơi game của bạn.
Sản phẩm bàn phím DeathStalker V2 Pro hiện có giá tham khảo trên thị trường dao động từ 5,4 - 5,9 triệu đồng và chuột Basilisk V3 Pro đang có mức giá khoảng gần 4,3 triệu đồng, tùy thuộc vào từng đại lý bán lẻ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4