Trí tuệ nhân tạo của Baidu vừa giúp cha mẹ tìm thấy con trai bị bắt cóc sau 27 năm xa cách
Anh Fu Gui lạc nhà từ năm 6 tuổi, suốt 27 năm trời anh và gia đình đã không ngừng tìm kiếm nhau và cuối cùng, ngày đoàn tụ đã đến.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt làm chúng ta lo lắng về vấn đề bảo mật, cứ nhìn thử nghiệm này tại Nga thì biết, Nhưng đó chỉ là mặt trái của công nghệ này thôi. Nó đã giúp cơ quan chức năng phá được nhiều vụ án, giúp cảnh sát ngăn chặn những âm mưu khủng bố và mới đây, nó đã giúp một cặp cha mẹ tại Trung Quốc đoàn tụ với con sau 27 năm xa cách.
Anh Fu Gui năm nay 33 tuổi, luôn thắc mắc về những khoảng trống trong kí ức tuổi thơ. Anh đã thử đăng tải bức hình mình khi mới 10 tuổi lên một trang web chuyên tìm kiếm người thân thất lạc có tên là Baby Come Home – Con ơi Về nhà đi.
Việc này đánh dấu mốc lần đầu tiên tại Trung Quốc, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã giúp được một gia đình đoàn tụ sau vài thập kỷ xa cách. Có lẽ, nó cũng củng cố thêm niềm tin tìm được người thân của vô vàn những cặp vợ chồng sống trong đau khổ, khi đứa con yêu quý đi lạc hay bị bắt cóc mất.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiện đại do Baidu cung cấp chính là thứ đã đưa gia đình anh Fu Gui về với nhau.
Tấm ảnh anh Fu Gui khi 6 và 10 tuổi.
Tính tới giờ, trang web Baby Come Home đã chứa tới hàng ngàn bức ảnh của những đứa trẻ lạc dọc đất nước Trung Quốc rộng lớn này. Cha của anh Fu Gui, ông Fu Guangyou đã không ngừng tìm kiếm đứa con thất lạc của mình trong suốt 27 năm qua.
Anh Fu Gui được sinh ra tại Trùng Khánh hồi năm 1984 và anh đã lạc cha mẹ khi mới lên sáu tuổi. Khi biết tới trang web Baby Come Home, gia đình của Fu Gui đã đăng tải lên đó tấm ảnh khi anh mới được 6 tuổi. Năm 2009, anh Fu Gui cũng lên đường tìm kiếm những người thân thất lạc của mình, cũng thông qua hệ thống trợ giúp trên Baby Come Home. Anh tải lên trang web này tấm ảnh của mình hồi 10 tuổi.
Cách thức tìm kiếm người thân trên trang web Baby Come Home.
Tuy nhiên, trong phần ghi chú, anh lại điền rằng anh sinh năm 1986 và đi lạc vào khoảng năm 1991. Do thông tin của anh và bố mẹ ruột anh cung cấp lệch nhau, họ đã không thể gặp lại nhau sớm hơn. May nhờ có hệ thống trí tuệ nhân tạo nhận dạng khuôn mặt, gia đình xa cách nhau 27 năm này mới có cơ hội được gặp lại.
Khi hệ thống nhận dạng được những điểm tương đồng của Fu Kui khi 6 và 10 tuổi, họ đã thông báo về cho hai gia đình. Ngày 1/4 vừa rồi, Fu Kui đã đi xét nghiệm ADN với gia đình của mình và họ đã trùng phùng đoàn tụ sau nhiều năm xa cách. Đây là trường hợp đầu tiên tại Trung Quốc, cha mẹ tìm lại được con thất lạc nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Trung bình mỗi năm, hơn 10.000 đứa trẻ bị bắt cóc khỏi cha mẹ chúng, hoặc là bị bán đi cho những gia đình hiếm muộn hoặc bị biến thành những công nhân nhỏ tuổi. Nhiều năm trời, đội ngũ phụ trách Babe Come Home đã phải sử dụng những biện pháp thủ công so sánh khuôn mặt. Tháng Ba vừa rồi, công ty Baidu đã tài trợ cho trang web này công cụ nhận dạng khuôn mặt tiên tiến, một công cụ mà họ đã phát triển và thử nghiệm từ hồi tháng Mười Một năm ngoái. Hệ thống đã cho thấy kết quả khả quan đầu tiên.
Dù rằng, hệ thống này vẫn chưa hoàn hảo và chỉ có thể xác định được chính xác hai tấm ảnh chụp cách nhau 6 năm, nhưng Trung Quốc khẳng định rằng hệ thống của họ có thể phân tích những đặc điểm giống nhau được tới 99,77% và chắc hẳn, sẽ giúp được thêm hàng ngàn gia đình khác có thể đoàn tụ. Trường hợp của anh Fu Gui và gia đình mới chỉ là bước khởi đầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming