Trở lại 100 năm của y học, khi phẫu thuật được thực hiện trong nhà bếp và bác sĩ không ai đeo găng tay
Vào thời điểm đó, các tiêu chuẩn an toàn trong phẫu thuật còn chưa được phổ biến.
Những tấm ảnh đen trắng này được chụp bên trong phòng phẫu thuật từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Chúng sẽ đưa bạn lạc vào một thế giới hoàn toàn khác hiện tại, nơi phòng mổ bệnh viện trông chẳng khác nào nhà bếp.
Các bác sĩ không đeo khẩu trang và cũng chẳng cần găng tay, để lại một nguy cơ nhiễm trùng cho cả ekip mổ và bệnh nhân. Một tấm ảnh cho thấy bệnh nhân lần đầu tiên được gây tê vào năm 1922. Trước đó, dường như họ đã phải trải qua cơn đau đớn, mà không có sự hỗ trợ của các loại thuốc tê phổ biến ngày nay như Novocaine.
Những hình ảnh đưa bạn trở lại hơn 100 năm của y học. Thế mới biết ngày nay chúng ta đã may mắn đến nhường nào:
1. Bác sĩ người Pháp Eugne-Louis Doyen đang thực hiện phẫu thuật tách một cặp song sinh dính liền bụng và ngực. Ca mổ có lẽ là đầu tiên của hình thức này, được thực hiện bắt buộc vào năm 1902, khi một trong hai đứa trẻ mắc bệnh lao và các bác sĩ muốn cứu đứa bé còn lại.
2. Bác sĩ Doyen đang nối động mạch để giúp cả cặp song sinh sống sót. Tuy nhiên, Doodica, người chị mắc bệnh lao đã chết một tuần sau đó. Radica, người em gái còn lại sống sót. Mặc dù vậy, cô bé không may mắn vẫn mắc bệnh lao và chết vào năm 1903.
3. Các bác sĩ thực hiện tiểu phẫu trên chân một bệnh nhân. Bức ảnh được chụp vào năm 1900 tại bệnh viện Brooklyn Naval, sau đó đã đóng cửa vào năm 1970.
Ca tiểu phẫu huy động rất nhiều y tá, bác sĩ, nhưng không một ai trong phòng đeo găng tay hay khẩu trang. Vào thời điểm đó, các tiêu chuẩn an toàn trong phẫu thuật còn chưa được phổ biến.
4. Cũng ca phẫu thuật trên nhưng ở một góc chụp rộng hơn. Nó giống như đang được thực hiện trong bếp, hơn là phòng phẫu thuật. Trên bàn có cả ấm nước và bát đĩa. Rõ ràng hơn 100 năm trước, phòng phẫu thuật trông khác xa so với hiện tại.
5. Đây là một ca phẫu thuật khá hiện đại ở thời điểm năm 1905. Chiếc giường mổ này có thể xoay và ngả góc. Không rõ đây là bệnh viện nào nhưng bạn có thể thấy các bác sĩ đã đeo khẩu trang. Lần đầu tiên khẩu trang phẫu thuật được áp dụng là tại Pháp năm 1887.
6. Hình ảnh này chụp năm 1860. Trong đó, Richard Burr, một bác sĩ phẫu thuật đang ướp xác một người lính đã chết trước khi thi thể anh được chuyển về nhà. Việc không sử dụng găng tay đưa bác sĩ Burr vào một nguy cơ bị nhiễm trùng nguy hiểm.
7. Một ca phẫu thuật tại Trường đào tạo Y tá Bệnh viện Metropolitan, New York. Một số các bác sĩ và người tham gia đã đeo găng tay và khẩu trang. Tuy nhiên, bác sĩ đang gây mê cho bệnh nhân thì không. Tấm ảnh được chụp vào năm 1915.
8. Bên trong một phòng phẫu thuật năm 1908, hai y bác sĩ dường như đang chuẩn bị cho ca phẫu thuật tiếp theo. Vị nữ y tá đang sắp xếp các dụng cụ cần thiết trên một tấm khăn trải trên bàn.
9. Một ca phẫu thuật khá cầu kỳ, được thực hiện năm 1922. Vị bác sĩ đã gây mê toàn thân cho bệnh nhân này. Ở thời điểm đó, thuốc gây tê Novocain đã được cho phép sử dụng ở Mỹ.
10. Những bác sĩ mặc đầy đủ quần áo, mũ và khẩu trang. Bức ảnh này được chụp có lẽ tại điểm bắt đầu của cuộc cách mạng cải thiện vệ sinh và an toàn trong phòng mổ.
11. Bức ảnh này chụp phần còn lại của căn phòng, nơi các dụng cụ được chuẩn bị sẵn sàng cho ca phẫu thuật.
12. Những công cụ phẫu thuật rất cơ bản ở thời điểm đó, các bác sĩ đang phải mổ phanh bụng bệnh nhân để thực hiện một thủ tục. Ngày nay, phẫu thuật dạng này có thể thực hiện nội soi với chỉ một vết rạch nhỏ.
13. Hai bác sĩ đang hướng về phía máy ảnh, trong khi đồng nghiệp của họ đang chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Trong quá khứ, ghi hình phẫu thuật chưa được phổ biến như hiện tại. Phải cho tới vài thập kỷ gần đây, các ca phẫu thuật mới thường xuyên được quay lại hơn, với mục đích làm tư liệu cho giảng dạy và học tập y khoa.
Tham khảo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"