Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực

    zknight,  

    Châu lục này đóng góp ít nhất vào việc gây ra biến đổi khí hậu, nhưng họ lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Trong thập niên 2020 sắp tới, Châu Phi sẽ vẫn là lục địa phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Tại sao lại vậy? Đây là 4 lý do chính:

    Thứ nhất, xã hội Châu Phi gắn rất chặt chẽ với hệ thống khí hậu. Hàng trăm triệu người ở đây đang phải phụ thuộc vào nguồn nước mưa để gieo trồng lương thực.

    Thứ hai, hệ thống khí hậu ở Châu Phi chịu sự chi phối chồng chéo rất phức tạp từ các hệ thống thời tiết quy mô lớn, nhiều hệ thống đó ở tận các vùng xa xôi của hành tinh.

    Hơn nữa, so với hầu hết các khu vực có người sinh sống khác, hiện vẫn có rất ít nghiên cứu giúp chúng ta hiểu về hệ thống khí hậu ở Châu Phi. Hệ quả là những tác động bất ngờ nhất tới châu lục này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

    Thứ ba, mức độ biến đổi khí hậu ở Châu Phi được dự kiến ​​sẽ rất mạnh. Hai địa điểm được dự báo có lượng mưa trên đất liền sụt giảm mạnh nhất, từ nay cho đến cuối thế kỷ, đều nằm ở Châu Phi, một ở Bắc Phi và một ở Nam Phi

    Cuối cùng, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu lục này còn rất thấp. Nghèo đói tước đi nhiều sự lựa chọn của người dân, trong khi trên quy mô quản trị quốc gia, việc hành động và đối phó với biến đổi khí hậu thường không được ưu tiên.

    Trong vấn đề biến đổi khí hậu, Châu Phi đang như một người mộng du đi thẳng tới bờ vực.

    Day Zero - Cape Town

    Gió mùa thay đổi

    Một thực tế, các mô hình khí hậu ở Châu Phi hết sức đa dạng và phức tạp. Lục địa này có Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới, nơi các tầng địa chất được sưởi ấm dữ dội hơn bất cứ địa điểm nào khác trên Trái Đất.

    Vào tháng 6 và tháng 7, những cơn bão cát lớn và dữ dội nhất - không thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu trên hành tinh - sẽ lấp đầy không khí bằng các hạt bụi mịn, gây ra những ảnh hưởng khí hậu theo nhiều cách mà các nhà khoa học cũng chưa hiểu rõ cho lắm.

    Sự thật là mặc dù nằm trong đới gió mùa Tây Phi, với 3 tháng mùa mưa và 9 tháng mùa khô, cả khu vực Sahel phía nam sa mạc Sahara gần như không hề có các trạm đo thời tiết.

    Những thập kỷ sau 1960, đỉnh điểm vào năm 1984, lượng mưa ở đây đã giảm xuống khoảng 30%, dẫn đến nạn đói và cái chết của hàng trăm ngàn người và hàng triệu người khác phải di cư.

    Không hề có một khu vực nào khác trên Trái Đất ghi nhận được một đợt hạn hán kéo dài trên diện rộng như vậy.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 2.

    Những cơn bão cát hoành hành ở khu vực Sahara vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.

    Bằng chứng đã tiết lộ một nguyên nhân: Ô nhiễm aerosol từ hoạt động công nghiệp của người Phương Tây đã ảnh hưởng tới các đại dương toàn cầu, do đó làm thay đổi hệ thống gió mùa ở Châu Phi.

    Trong thế kỷ 21, lượng mưa ở trung tâm và phía đông Sahel được dự báo sẽ có sự hồi phục. Nhưng nó sẽ diễn ra rất chậm, phải đợi từ bây giờ cho tới hết thế kỷ.

    Ngoài ra, sự chuyển biến đó dường như còn phụ thuộc vào việc Sahara sẽ nóng tới mức độ nào trong tương lai, nhấn mạnh rằng đó là khu vực mà chúng ta có ít hiểu biết nhất.

    Ở miền nam châu Phi, người dân đang chứng kiến những cơn mưa đầu mùa hạ đến trễ hơn với lượng mưa ít hơn. Và tình hình được dự đoán sẽ còn xấu đi trong những thập kỷ tới.

    Nền nhiệt ở Châu Phi còn được dự đoán sẽ tăng từ 5 độ trở lên, đặc biệt là ở các khu vực Namibia, Botswana và Zambia, vốn đã nóng vượt quá sức chịu đựng.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 3.
    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 4.

    Khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu của người dân Châu Phi rất thấp.

    Nghịch lý Đông Phi

    Trong khi đó ở Kenya và Tanzania, những đợt mưa dài từ tháng 3 đến tháng 5 cũng đang đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, dẫn đến kết quả cuối cùng: lượng mưa giảm.

    Sự biến đổi đã được quan sát thấy này gây ra sự khó chịu bên cạnh dự đoán về một tương lai ẩm ướt hơn trong cùng một mùa - một vấn đề mà các nhà khoa học đã gọi là Nghịch lý Khí hậu Đông Phi.

    Trung Phi, một trong ba khu vực trên hành tinh nơi những trận giông bão có vai trò chi phối toàn bộ phần còn lại của hệ thống thời tiết nhiệt đới và cận nhiệt đới trên Trái Đất, hiện đang tiến gần đến một lượng mưa tối thiểu cần thiết để duy trì được hệ thống rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai thế giới của họ.

    Trong tương lai, lượng mưa được dự báo giảm xuống sẽ gây nguy hiểm cho khu rừng và kho carbon khổng lồ nó đang nắm giữ.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 5.

    Thống kê những trận lũ lụt gần đây ở Châu Phi với số người bị ảnh hưởng và số người chết.

    Những hiểu biết của chúng ta về hệ thống khí hậu đó hiện cũng rất ít - nó hầu như không được theo dõi – riêng một quận Oxfordshire ở Anh đã có nhiều máy đo mưa hơn toàn bộ lưu vực sông Congo cộng lại.

    Hệ thống khí hậu phức tạp của Châu Phi bị ảnh hưởng bởi ba lưu vực đại dương chính trên thế giới. Nhưng ngay chính sự ảnh hưởng ấy cũng diễn ra rất bất thường.

    Hình thành từ một trong những đại dương đang nóng lên nhanh chóng, hai cơn bão nhiệt đới Idai và Kenneth vào tháng 3 và tháng 4 năm 2019 đã tàn phá một phần của Mozambique, Zimbabwe và Malawi. Trong đó, bão Kenneth có một đường đi đặc biệt khác thường ở Tanzania.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 6.

    Trung Phi sở hữu hệ thống rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, nhưng họ đang không có đủ nước để nuôi dưỡng nó.

    Khoa học đang tạo ra sự đột phá

    Mặc dù vậy, các hi vọng đang đến từ mặt trận khoa học. Nhiều nhà khoa học đang nỗ lực hết sức mình để cải thiện những dự báo khí hậu. Đó là một đột phá, bởi thực tế dự báo về biến đổi khí hậu phải dựa vào hàng chục mô hình khí hậu khác nhau, trong đó mỗi mô hình đều có sự phức tạp của riêng nó.

    Thông qua những nỗ lực như Chương trình Khí hậu Tương lai cho Châu Phi (FCFA), được tài trợ bở Hội đồng Nghiên cứu Phát triển Quốc tế và Môi trường Tự nhiên của Vương quốc Anh, các nhà khoa học đang ngày càng có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về khí hậu Châu Phi, từ đó có được một bước nhảy rõ rệt trong khả năng hiểu và mô hình hóa khí hậu cho lục địa này.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 7.

    Một nhóm các nhà khoa học khí hậu ở Cameroon.

    Chúng ta đã có được những hiểu biết mới thông qua những dự án khoa học thông minh.

    Mỗi khu vực và tiểu khu vực ở Châu Phi đang thay đổi theo một cách khác nhau. Nhưng có một điểm chung trong xu hướng là lượng mưa trong tương lai sẽ lớn hơn - ngay cả khi một số đợt hạn hán sẽ xuất hiện.

    Các đợt mua sẽ ngắn hơn, nhưng nhiều hơn sẽ tạo ra nhiều dòng chảy hơn với khoảng thời gian khô hạn xen giữa. FCFA đang phát triển một mô hình dự đoán thời tiết mới ở Châu Phi, nó có độ phân giải rất cao và có thể dự đoán được cho các khu vực cách nhau chỉ 4km phủ trên toàn bộ lục địa.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 8.

    Hơn 1.000 người dân Mozambique và Zimbabwe đã chết trong bão Idai.

    Hiểu về những cơn bão

    Kết quả từ mô hình dự báo cho thấy cả lượng mưa và thời gian kéo dài của mùa khô rõ ràng đều tăng lên, và chúng ta có những lý do mạnh mẽ để tin vào điều đó.

    Trung tâm của sự thay đổi lượng mưa chính là những cơn bão. Những cơn bão đang cung cấp khoảng 70% lượng mưa ở Châu Phi.

    Trước đây, các mô hình dự báo khí hậu toàn cầu chỉ có thể được sử dụng gián tiếp để dự báo bão ở Châu Phi. Nhưng bây giờ, mô hình mới của FCFA đã lần đần tiên cho phép chúng ta trực tiếp làm điều đó.

    Đây là ưu điểm trong cách tiếp cận mà chúng ta đang áp dụng - tìm hiểu chính xác cách các mô hình mô phỏng thời tiết thay đổi.

    Chẳng hạn, từ một phòng thí nghiệm có nguồn lực cực kỳ khiêm tốn ở Cameroon, Wilfried Pokam và nhóm các nhà nghiên cứu của ông đang tiết lộ cách mà hệ thống khí hậu ở trung tâm Châu Phi và miền nam Châu Phi liên kết với nhau, giải mã những yếu tố khiến khí hậu trên lục địa này trở nên bướng bỉnh.

    Trong biến đổi khí hậu, cả Châu Phi đang như người mộng du đi thẳng tới bờ vực - Ảnh 9.

    Châu Phi đóng góp ít nhất vào biến đổi khí hậu, nhưng họ lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Những đột phá như vậy từng được coi là không tưởng, khi bạn biết rằng các nhà nghiên cứu đang phải tải xuống những bộ dữ liệu khổng lồ thông qua chiếc sim điện thoại giá rẻ của họ, và phân tích chúng thâu đêm.

    Ban ngày, họ giữ cho hệ thống Lidar đầu tiên ở miền trung Châu Phi hoạt động. Lidar đo gió trong khí quyển ở độ cao vài km sát mặt đất, nó đã giúp lấp đầy khoảng trống dữ liệu ở vùng trung tâm Châu Phi rộng lớn.

    Đó là một phần công việc của nhóm các nhà khoa học trẻ đang tham gia vào một cuộc đua, nhằm thiết lập sự thích ứng với biến đổi khí hậu trước khi Châu Phi bị áp đảo. Các dự án nghiên cứu này là một thành công trong vấn đề công bằng xã hội. Bởi Châu Phi đóng góp ít nhất vào biến đổi khí hậu, nhưng họ lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Tham khảo BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ