Trong khi bạn làm mãi không xong thì robot do học sinh Nhật chế tạo đã chinh phục được trò "lật chai nước" rồi đây này
Đây là những robot trong cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên Nhật Bản, độ tuổi từ 15 đến 2
Nếu là một người thường quan tâm đến những xu hướng đang diễn ra trên mạng thì chắc hẳn bạn phải từng nghe đến thử thách “water bottle flip” khá nổi vào khoảng 2 năm trước. Đúng với cái tên, đây là một thử thách khá thú vị, để hoàn thành thử thách này thì bạn phải ném một chai nước lên không trung sao cho nó tiếp đất hoàn hảo, không bị ngã.
Tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng để thành thục, bạn phải nắm rõ quy luật di chuyển của nước trong chai, mực nước cũng rất quan trọng để cân bằng phân bố trọng lượng.
Không phải ai cũng làm được trò lật chai nước
Không tin thì bạn có thể tự đổ nước vào chai và thử nghiệm, chắc chắn sẽ phải thử khá nhiều lần mới thành công. Tuy nhiên, việc gì khó đã có robot lo, có thể bạn không ném được chai như mong muốn nhưng robot lại thực hiện việc này gần như hoàn hảo, “trăm phát trăm trúng”.
Tuần trước, tại cuộc thi RoboCon dành cho học sinh, sinh viên Nhật Bản, những nhóm thí sinh đã tạo ra robot chuyên làm một việc là “lật lon nước" sao cho luôn tiếp đất hoàn hảo. Các em trong nhóm sáng chế chỉ mới từ 15 đến 20 tuổi.
Nhưng robot thì làm phát nào được phát đó
Chất lượng của robot này cực kỳ tốt và gần như “trăm phát trăm trúng", thỉnh thoảng có ném hụt nhưng rất hiếm, thậm chí chúng còn ném được cho chai nước nẩy lên rồi tiếp tất như một vận động viên cừ khôi.
Tham khảo: Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"