Trực thăng hoạt động nhờ sức người thắng giải thưởng 250.000 USD
Chiếc trực thăng tự chế này được điều khiển bởi một phi công và nâng lên nhờ 4 cánh quạt khổng lồ.
Vừa qua, một dự án do Kickstarter tài trợ đã giành được giải thưởng Sikorsky Prize, một trong những thử thách chưa từng bị phá vỡ trong suốt 30 năm qua. Cụ thể, yêu cầu mà Sikorsky Prize đặt ra là các đội phải chế tạo một mô hình máy bay trực thăng thô sơ do con người điều khiển và có khả năng cất cánh đồng thời giữ lơ lửng trên không trung trong thời gian hơn một phút. Vào ngày 13/6 năm nay, Aerovelo, một đội ngũ kỹ thuật bay được thành lập bởi 2 kỹ sư người Canada là Todd Reichert và Cameron Robertson đã trở thành chủ nhân của giải thưởng Sikorsky Prize trị giá 250.000 USD.
Sikorsky Prize là một cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980, theo thông lệ nó sẽ được tiến hành mỗi năm một lần nhằm tìm ra một đội ngũ cũng như thiết bị bay thô sơ đủ khả năng bay liên tục trong 60 giây, ở độ cao ít nhất 3 mét (khoảng 10 feet), và không được vượt ra ngoài một khuôn viên với chiều dài và chiều rộng giới hạn là 10 m. Chuyến bay thực tế do Todd Reichert và các đồng sự của mình đã được thực hiện tại một sân bóng đá trong nhà gần Toronto với thời gian kéo dài 64 giây và đạt độ cao tối đa 3,3 m.
Việc tìm kiếm được một địa điểm bay đủ rộng và không gặp sự cản trở của sức gió như sân bóng đá trong nhà này là không dễ dàng. Trong hai chuyến bay thử nghiệm trước đó, Reichert cũng là phi công chính đã giúp chiêc “trực thăng” của mình đạt được độ cao 2 và 2,5 mét. Nhưng sau đó, họ đã phải dọn ra khỏi sân vận động vì sẽ có một trận bóng đá diễn ra vào buổi tối. Lần tiếp theo thì Reichert đã thành công khi vướt qua mốc 3 m mà luật lệ của Sikorsky Prize đề ra.
Reichert cũng chia sẻ những khó khăn khi điều khiển chiếc trực thăng tự chế, còn gọi là Atlas (người điều khiển sẽ ngồi ở vị trí trung tâm và đạp xe để vận hành 4 cánh quạt khổng lồ xung quanh). Ở 2 lần thử nghiệm đầu tiên, áp lực đạt được độ cao 3 m đã khiến Reichert sử dụng quá nhiều sức mà không chú ý đến sự thăng bằng của thiết bị, khi đạt đến độ cao hơn 2 m, Atlas bắt đầu chòng chành và nhanh chóng rơi xuống. Lần cuối cùng, Reichert đã cố gắng sử dụng sức mạnh của đôi chân nhưng không hề gây ra các động tác thừa hay chuyển động quá mạnh làm Atlas mất thăng bằng và Reichert đã thành công. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Chúng tôi đã thực sự may mắn khi cú tiếp đất của Atlas tỏ ra êm ái và không gây ra bất cứ thiệt hại do va chạm nào”.
Aerovelo đã nhận được khoản tài trợ giai đoạn đầu trị giá 30.000 USD nhờ những nỗ lực quyên góp của Kickstarter và bắt đầu phát triển Atlas từ mùa xuân năm ngoái. Toàn bộ số tiền này được dùng để xây dựng phần khung máy. Sau đó, họ tiếp tục điều chỉnh và sửa đổi khung máy với độ cứng lớn hơn, ổn định và hiệu suất cao. Cuối cùng, như chúng ta đã thấy, Todd Reichert cùng đội ngũ của mình đã giành được giải thưởng trị giá 250.000 USD của Sikorsky Prize.
Tham khảo: Popularmechanics.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android