Trung Quốc bị cưỡng đoạt "bảo bối công nghệ" vào tay một kình địch châu Á: Bại trận cay đắng bởi chính vũ khí từng làm nên tên tuổi của đất nước tỷ dân!

    Mạnh Kiên, Thể Thao Văn Hóa 

    Giữa lúc tình hình căng thẳng nhất, rường cột chính trong sản xuất công nghệ của Trung Quốc đã bị lung lay. Trong khi đối thủ mạnh nhất ở châu Á đã không bỏ lỡ cơ hội.

    Trung Quốc đau đầu

    Khi Apple phải ra bên ngoài Trung Quốc để tìm kiếm các chuỗi cung ứng mới do ảnh hưởng của Covid-19 và căng thẳng địa chính trị gia tăng, Ấn Độ đã nổi lên như một giải pháp thay thế tiềm năng hấp dẫn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Và đối thủ lớn trong khu vực của Bắc Kinh cũng không bỏ lỡ cơ hội này.

    Trong nhiều năm, Apple đã dựa vào mạng lưới sản xuất quy mô lớn ở Trung Quốc để sản xuất hàng loạt iPhone, iPad và các sản phẩm công nghệ đình đám của hãng, trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới. 

    Sản xuất iPhone cũng trở thành rường cột công nghệ của Trung Quốc trong suốt gần 25 năm hợp tác với công ty Mỹ. 

    Nhưng sự khăng khít đó đã bị thách thức vào năm ngoái bởi chiến lược không Covid nghiêm ngặt của Bắc Kinh.

    Rắc rối bắt đầu vào tháng 10/2019 , khi các công nhân bắt đầu rời khỏi nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới do Foxconn điều hành vì dịch Covid-19 bùng phát.

    Trung Quốc bị cưỡng đoạt "bảo bối công nghệ" vào tay một kình địch châu Á: Bại trận cay đắng bởi chính vũ khí từng làm nên tên tuổi của đất nước tỷ dân! - Ảnh 1.

    Thiếu nhân công, Foxconn thưởng cho những công nhân quay trở lại làm việc. Nhưng đã có xung đột căng thẳng xảy ra khi công nhân cáo buộc công ty không giữ lời hứa.

    Trong khi các hoạt động tại Trịnh Châu, miền trung Trung Quốc, hiện đã trở lại bình thường, các vấn đề về sản xuất đã ảnh hưởng đến nguồn cung của các mẫu iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max trong mùa mua sắm quan trọng.

    Trên hết, quan hệ Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng. Năm ngoái, chính quyền Joe Biden đã cấm các công ty Trung Quốc mua chip và thiết bị sản xuất chip tiên tiến mà không có giấy phép.

    Điều này đã dẫn đến việc Apple suy tính bước đi khỏi thị trường đã gắn bó lâu năm, chuyển hướng sang đầu tư vào Ấn Độ. 

    "Tôi nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc để có một tỷ lệ sản xuất đáng kể", Willy Shih, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, nói về Apple.

    "Nhưng công ty đang cố gắng tăng thêm sự đa dạng cho cơ sở cung ứng để nếu có điều gì đó không ổn xảy ra ở Trung Quốc, họ sẽ có một số lựa chọn thay thế".

    Shih gọi chiến lược này là "Trung Quốc +1 hoặc Trung Quốc + nhiều hơn một".

    Trung Quốc bị cưỡng đoạt "bảo bối công nghệ" vào tay một kình địch châu Á: Bại trận cay đắng bởi chính vũ khí từng làm nên tên tuổi của đất nước tỷ dân! - Ảnh 1.

    Trung Quốc+1= Ấn Độ?

    Vào tháng 3/2023, xuất khẩu điện thoại di động từ Ấn Độ đã vượt 11 tỷ USD, trong đó Apple chiếm hơn 40%, theo Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA). Apple lắp ráp iPhone ở Ấn Độ thông qua ba nhà sản xuất theo hợp đồng: Foxconn, Wistron và Pegatron, hiện đang được thúc đẩy bởi các sáng kiến của chính phủ.

    Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, từ lâu đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Apple. Thế nhưng điều ngang trái là công ty lại gặp khó trong việc bán iPhone ở chính quốc gia này, do phần lớn người mua Ấn Độ thích điện thoại thông minh giá rẻ hơn.

    Dẫu vậy, giám đốc điều hành Apple Tim Cook vẫn nhấn mạnh đây là thị trường then chốt.

    "Ấn Độ là một thị trường cực kỳ thú vị đối với chúng tôi và là trọng tâm chính. Nhìn vào hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ, chúng tôi đã lập kỷ lục doanh thu hàng quý và tăng trưởng hai con số rất mạnh qua từng năm, vì vậy chúng tôi cảm thấy rất hài lòng về hiệu quả hoạt động của mình", ông nói.

    Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Trung Quốc trong năm nay để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ, với những công nhân kỹ thuật lành nghề, là một sức hút lớn đối với các nhà sản xuất.

    Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á cũng có thị trường nội địa đang phát triển. Vào năm 2023, khi những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn, Ấn Độ được dự đoán sẽ vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

    Nếu có thể duy trì đà phát triển đó, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ ba duy nhất có GDP trị giá 10 nghìn tỷ USD vào năm 2035.

    Các nhà phân tích cho rằng nền tảng người tiêu dùng ngày càng tăng của Ấn Độ có thể giúp Ấn Độ có lợi thế hơn Việt Nam, quốc gia cũng đang thu hút đầu tư nhiều hơn vào sản xuất điện tử.

    Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. Theo Pathak của Counterpoint, Ấn Độ chiếm 16% sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu, trong khi Trung Quốc chiếm 70%.

    Samsung, thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới, đã đi trước Apple một bước khi sản xuất rất nhiều điện thoại ở Ấn Độ.

    Gã khổng lồ Hàn Quốc đã đa dạng hóa sản phẩm khỏi Trung Quốc do chi phí lao động tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt từ những công ty trong nước như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi.

    Samsung hiện sản xuất phần lớn điện thoại ở Việt Nam và Ấn Độ, trong đó Ấn Độ chiếm 20% sản lượng toàn cầu của Samsung.

    Vào năm 2018, Samsung đã khai trương nơi được gọi là "nhà máy di động lớn nhất thế giới" tại Noida, một thành phố gần New Delhi và các nhà phân tích cho rằng điều này đã mở đường cho các nhà sản xuất khác.

    Một số nhà thầu lớn nhất của Apple đã bơm thêm tiền vào Ấn Độ. Năm ngoái, Foxconn tuyên bố đã đầu tư nửa tỷ USD vào công ty con ở quốc gia này.

    Trung Quốc bị cưỡng đoạt "bảo bối công nghệ" vào tay một kình địch châu Á: Bại trận cay đắng bởi chính vũ khí từng làm nên tên tuổi của đất nước tỷ dân! - Ảnh 2.

    Liệu sẽ có Thâm Quyến của Ấn Độ?

    Tuy nhiên, sản xuất ở Ấn Độ đi kèm với vô số thách thức.

    "Một trong những điều mà Trung Quốc đã làm được là họ xây dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất có thể. Và tôi cho rằng Ấn Độ đã không xây dựng cơ sở hạ tầng theo cách tương tự", Shih nói, đề cập đến đường cao tốc, cảng và các tuyến giao thông cho phép hàng hóa vận chuyển thông suốt.

     "Liệu Ấn Độ có thể sao chép phiên bản Thâm Quyến không?", Tarun Pathak, giám đốc nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint đặt câu hỏi, đề cập đến trung tâm sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc.

    "Sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc là kết quả của gần hai thập kỷ rưỡi mà Trung Quốc đã đầu tư để phát triển toàn bộ hệ sinh thái sản xuất điện tử của họ".

    Ông nói thêm, việc xây dựng những "điểm nóng" như vậy sẽ không dễ dàng và sẽ đòi hỏi Ấn Độ phải suy nghĩ về các vấn đề từ hậu cần và cơ sở hạ tầng cho đến nguồn nhân công sẵn có.

    "Về mặt lý thuyết, điều đó có thể thực hiện được, nhưng nó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều".

    Dẫu sao đây vẫn là thành công. "Tôi nghĩ đó sẽ là một chiến thắng lớn, rất lớn", Pathak nói, đồng thời lưu ý rằng mối quan hệ sản xuất ngày càng tăng với một gã khổng lồ của Mỹ như Apple sẽ lần lượt thu hút những thương hiệu toàn cầu khác trong hệ sinh thái sản xuất điện tử đến Ấn Độ.

    "Bạn đầu tư vào cái lớn, những cái khác sẽ theo sau".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ