Trung Quốc: Chưa đến bước mua hàng đã gặp 4000 ứng dụng shopping giả mạo

    Long.J,  

    Để chuẩn bị cho một trong những ngày hội mua sắm online lớn nhất thế giới - Single's Day, công ty bảo mật trực tuyến Trung Quốc 360 Security Brain phát hiện ra rằng: Trong tháng 10 vừa qua, khoảng 4000 ứng dụng shopping giả mạo đã được tải về hơn 300.000 thiết bị di động ở quốc gia tỷ dân.

    Hầu hết chúng ta đã trải qua cảm giác tồi tệ khi mua phải hàng hóa không đúng với quảng cáo từ các nền tảng thương mại điện tử.

    Theo một báo cáo mới đây ở Trung Quốc, nhiều nghìn người đã tải về và dùng phải ứng dụng mua sắm giả mạo. Bình thường mua phải hàng rởm đã bực mình, nay còn mất tiền mà chẳng được gì hết.

    Để chuẩn bị cho một trong những ngày hội mua sắm online lớn nhất thế giới - Single's Day, công ty bảo mật trực tuyến Trung Quốc 360 Security Brain phát hiện ra rằng: Trong tháng 10 vừa qua, khoảng 4000 ứng dụng shopping giả mạo đã được tải về hơn 300.000 thiết bị di động ở quốc gia tỷ dân.

    Tương tự như hàng giả, hàng nhái Gucci và Armani, các phiên bản ứng dụng shopping giả mạo phổ biến gồm Taobao, Pinduoduo và JD... đã được tải về trên cả nước. Theo báo cáo của Double 11 Online Shopping Security Ecosystem thì app Taobao giả đã được cài trên 170.000 smartphone trong năm 2018.

    Trung Quốc: Chưa đến bước mua hàng đã gặp 4000 ứng dụng shopping giả mạo - Ảnh 1.

    Trong tháng 10 vừa qua, khoảng 4000 ứng dụng shopping giả mạo đã được tải xuống hơn 300.000 thiết bị di động ở quốc gia tỷ dân

    Hầu hết ứng dụng shopping giả mạo danh các ứng dụng nổi tiếng. Chúng có giao diện y như ứng dụng gốc, chỉ khác một chút ở tên gọi khi tìm kiếm.

    Đến nay, nhà chức trách tại Trung Quốc vẫn chưa tìm ra nguồn gốc rõ ràng của cơn bão ứng dụng giả này. Tuy nhiên, mối nguy hiểm mà chúng đem lại tương tự như website lừa đảo - cũng tiềm tàng mã độc, virus, nguy cơ mất tiền,. tài khoản, thông tin thẻ ngân hàng...

    Trở lại tháng 8/2018, Apple đã thanh trừng App Store khu vực Trung Quốc vì chứa 25.000 ứng dụng chơi xổ số cũng như cờ bạc bịp.

    360 Security Brain cũng báo cáo một số trò gian lận khác liên quan đến Single's Day - thay vì lừa người dùng bấm vào link để chuyển tiền, chúng lôi kéo bằng cách hứa hẹn tặng voucher, quà giá trị cao... nhưng phải chuyển khoản đặt cọc trước.

    Cũng bởi vì, những "deal" hời trong khuôn khổ Single's Day diễn ra rất chóng vánh, người dùng ứng dụng shopping có xu hướng mua nhanh sắm vội, khiến họ càng dễ rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Theo báo cáo phân tích dữ liệu thu thập bởi 360 Hunet và bộ phận an ninh trực tuyến của cảnh sát Bắc Kinh, từ tháng 9 - 10 năm nay, đã có 127 nạn nhân bị lừa tiền, tổng thiệt hại lên tới 1,15 triệu tệ (3,8 tỷ đồng)

    Trung Quốc: Chưa đến bước mua hàng đã gặp 4000 ứng dụng shopping giả mạo - Ảnh 2.

    Ta thường cho rằng, chỉ có thế hệ cũ mới dễ vướng phải những trò lừa như thế này. Tuy nhiên, người thuộc thế hệ Y (sinh ra trong những năm 1990s) ở Trung Quốc lại là nhóm nạn nhân lớn nhất. Lý do đằng sau liên quan chặt chẽ đến các giao dịch trong game online.

    Theo A.N

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ