Chẳng khác gì Pinduoduo đang phải đánh nhau với chính mình.
Nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo của Trung Quốc bùng nổ trong năm nay không chỉ vì chức năng mua theo nhóm, càng nhiều người mua càng rẻ. Nó còn phát triển vì bán hàng loạt hàng nhái của các thương hiệu nổi tiếng (cũng rẻ nốt).
Thế nhưng, ông hoàng hàng nhái Trung Quốc giờ cũng bị nhái (clone) nốt, bởi một nền tảng có tên gần giống, cùng logo, cùng loại sản phẩm, cùng một cung cách kinh doanh: Pinshaoshao.
Pinduoduo trở thành công ty tỷ USD, niêm yết tại sàn chứng khoán Nasdaq chỉ trong vòng 3 năm. Pinduoduo đã cố gắng cải thiện hình ảnh của một vương quốc hàng nhái bằng cách xóa hơn 4 triệu danh mục sản phẩm trong tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, kiểu danh tiếng này khó mà mất đi, đặc biệt khi khách hàng vẫn có nhu cầu mua hàng nhái với giá rẻ (hoặc không hay biết).
Phổ biến nhất phải kể đến đồ thời trang Supremeis (Supreme), kế đến là đồ dưỡng tóc Schwarbstrong (nhái thương hiệu Schwartzkopf của Đức).
Tuy nhiên, thương hiệu của nền tảng này vẫn chưa được Văn phòng Nhãn hiệu Nhà nước Trung Quốc chính thức phê duyệt. Vì vậy, Pinshaoshao nghiễm nhiên ra đời và gây tiếng vang lớn vì... nhái lại ông hoàng bán hàng nhái.
Trên thực tế, sao chép nhãn hiệu được coi là truyền thống lâu đời ở Trung Quốc, tuy nhiên chẳng bao giờ thấy cả nền tảng bị sao chép như vậy. Lý do cho sự sao chép trắng trợn này nằm ở các quy định pháp lý về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc chưa thực sự rõ ràng.
Vì điều này, nhiều công ty nước ngoài đã có được vô số bài học đắt giá về bảo vệ thương hiệu và sản phẩm. Ví dụ như hãng đồ thể thao Under Armour, đã tìm thấy người "anh em song sinh" ở thị trường Trung Quốc: Logo giống hệt, "Under Armour" bị chuyển thành "Uncle Martian", rõ ngớ ngẩn nhưng chẳng làm gì được.
Có mặt tại Trung Quốc vào năm 2010, mở rộng tới 75 cửa hàng vào năm 2015 nhưng Under Armour xịn đành trông theo đối thủ đạo nhái kiếm tiền dựa vào thương hiệu của mình.
Sau khi truyền thông Trung Quốc và quốc tế cùng gọi Pinshaoshao là "kẻ đạo nhái trắng trợn", Hongxin Retail Enterprise Management Co., công ty chủ quản của nền tảng này ở Thâm Quyến đã đăng đàn giải thích vào hôm thứ 3.
Cụ thể, những sự trùng hợp lạ kỳ đó được Pinshaoshao bảo là "nhỡ", không có ác ý đằng sau. Thậm chí, họ còn lưu ý rằng cái tên Pinshaoshao là cách chơi chữ đối lập với Pinduoduo.
Pinduoduo có thể hiểu là "together more more", đại ý nhắm vào việc khách hàng mua theo nhóm cho rẻ, ví dụ như bỉm Pampers nhái chẳng hạn.
Còn Pinshaoshao là "together less less", không cần phải mua theo nhóm vẫn có đồ rẻ mà chất lượng lại đảm bảo chứ không hề vớ vẩn.
Trong thông cáo báo chí, Pinshaoshao cho hay: "Chúng tôi tin: ít hơn là nhiều hơn, chậm hơn là nhanh hơn! Từng bước chúng tôi sẽ chứng minh điều này! Thành công chỉ là việc sớm muộn."
Tóm lại, hãy chờ đợi xem cuộc chiến nhái nhau, bán hàng nhái này sẽ đi về đâu.
Pinduoduo từng bị Internet gạch đá vì "giàu lên nhờ dụ khách hàng mua rác về nhà"
Theo A.N
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming