Trung Quốc sẽ hoàn thành "mặt trời nhân tạo" thứ 2 trong năm nay nhằm tìm kiếm nguồn năng lượng xanh vô hạn

    Long.J,  

    Thiết bị này dự kiến sẽ đạt nhiệt độ trên 100 triệu độ C, hoặc nóng gấp 6 lần so với lõi của ngôi sao gần nhất với chúng ta.

    Các nhà khoa học Trung Quốc được cho là đang xây dựng một 'mặt trời nhân tạo' mới trong nỗ lực tìm kiếm năng lượng rẻ, có thể tái tạo và gần như vô hạn.

    Thiết bị này dự kiến sẽ đạt nhiệt độ trên 100 triệu độ C, hoặc nóng gấp 6 lần so với lõi của ngôi sao gần nhất với chúng ta.

    Lên kế hoạch hoàn thành trong năm nay, thiết bị mới được thiết kế để tái tạo các quá trình tổng hợp hạt nhân xảy ra tự nhiên dưới ánh mặt trời; dự kiến sẽ biến hydro thành năng lượng xanh tiết kiệm chi phí.

    Trung Quốc sẽ hoàn thành mặt trời nhân tạo thứ 2 trong năm nay nhằm tìm kiếm nguồn năng lượng xanh vô hạn - Ảnh 1.

    "Mặt trời nhân tạo" HL-2M Tokamak...

    Trung Quốc sẽ hoàn thành mặt trời nhân tạo thứ 2 trong năm nay nhằm tìm kiếm nguồn năng lượng xanh vô hạn - Ảnh 2.

    .. Hứa hẹn sẽ tạo ra nhiệt độ trên 100 triệu độ C

    Cỗ máy này tên là HL-2M Tokamak, đang được chế tạo tại Viện Vật lý Tây Nam, liên kết với Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc. Tin tức này được công bố bởi phó trưởng khoa của Viện vào Chủ nhật vừa qua tại Bức Kinh.

    Năm ngoái, Trung Quốc đã xây dựng một "mặt trời nhân tạo" vào năm ngoái, được gọi là Tokamak (EAST). Thử nghiệm vào tháng 11 năm ngoái cho thấy, Tokamak (EAST) đã tạo ra nhiệt độ đạt mốc lịch sử 100 triệu độ C.

    Trung Quốc sẽ hoàn thành mặt trời nhân tạo thứ 2 trong năm nay nhằm tìm kiếm nguồn năng lượng xanh vô hạn - Ảnh 3.

    Theo Duan, chuyên gia tại Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, HL-2M Tokamak có thể đạt nhiệt độ ion 100 triệu độ C, gấp khoảng 6 lần nhiệt độ ion của Mặt Trời. Công suất này đáp ứng một trong ba thách thức nhằm khai thác phản ứng nhiệt hạch. 

    Thiết bị có thể đóng vai trò như bản mẫu của các lò phản ứng nhiệt hạch trong tương lai, mang ước mơ tạo ra năng lượng sạch ra đời thực.

    Theo Science Alert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ