Trung Quốc sở hữu ‘siêu tàu’ nhanh nhất thế giới: Vận tốc lên tới 600km/h, chỉ mất 8 phút để đi 30km, đến Đức cũng phải chào thua

    Vũ Anh, Nhịp sống thị trường 

    Trung Quốc sở hữu thành tựu khoa học lớn trong lĩnh vực vận tải đường sắt.

    Trung Quốc sở hữu ‘siêu tàu’ nhanh nhất thế giới: Vận tốc lên tới 600km/h, chỉ mất 8 phút để đi 30km, đến Đức cũng phải chào thua - Ảnh 1.

    Ngày 20/7/2021, Trung Quốc ra mắt tàu đệm từ trường (Maglev) có thể đi với tốc độ tối đa lên tới 600 km/h, qua đó đưa đây trở thành phương tiện đường bộ chạy nhanh nhất thế giới. Theo Tổng công ty đường sắt Trung Quốc (CRRC), đây là thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất của nước này trong lĩnh vực vận tải đường sắt.

    Được biết, Trung Quốc bắt đầu triển khai dự án phát triển và chế tạo tàu đệm từ trường kể từ tháng 10/2016. Thượng Hải khi đó vận hành một tuyến tàu đệm từ ngắn, chạy từ sân bay quốc tế Pudong tới vùng ngoại ô Thượng Hải. Để chạy hết quãng đường dài 30,5 km, Maglev chỉ mất 8 phút di chuyển.

    Hệ thống tàu đệm từ trường có thể hoạt động bình thường với 2 - 10 toa tàu và mỗi toa chứa hơn 100 hành khách. Lợi dụng lực điện từ, tàu đệm từ được “nâng” lên khỏi đường ray, tức thân tàu và đường ray sẽ không chạm nhau. Nhờ những chiếc bánh xe tích hợp lớp đệm khí và hệ thống điện từ tính giúp giảm thiểu ma sát, tàu đệm từ trường còn có thể đạt vận tốc cực cao. Theo China Daily , con tàu có thể di chuyển từ Bắc Kinh tới Thượng Hải chỉ trong vòng 2,5 tiếng đồng hồ, nhanh gấp đôi thời gian di chuyển bằng tàu siêu tốc.

    Trung Quốc sở hữu ‘siêu tàu’ nhanh nhất thế giới: Vận tốc lên tới 600km/h, chỉ mất 8 phút để đi 30km, đến Đức cũng phải chào thua - Ảnh 2.

    Được biết, phát triển tàu đệm từ được xem là một trong những mục tiêu chính của Trung Quốc nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Đây cũng là trọng tâm chính của kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông thông minh do Trung Quốc công bố hồi tháng 7/2020.

    Chia sẻ với truyền thông, ông Liang Jianying, Phó Tổng giám đốc kiêm Kỹ sư trưởng CRRC, mức độ gây ô nhiễm tiếng ồn của con tàu ở mức thấp và cũng ít phải bảo dưỡng hơn so với các loại tàu cao tốc khác.

    Maglev từng được xem là tương lai của ngành đường sắt thế giới bởi khả năng vận hành ưu việt, tốc độ cao, ít gây tiếng ồn, lại không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Đức cũng từng tìm cách thức xây dựng mạng lưới tàu đệm từ, song do chi phí đầu tư cao, hệ thống lại không phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có nên việc nghiên cứu gặp nhiều trở ngại.

    Không thể phủ nhận sự tân tiến, song dự án Maglev vẫn nhận về một số ý kiến trái chiều. Du khách phàn nàn tàu đệm từ không thực sự đưa họ đến bất cứ nơi nào thuận tiện và sau đó vẫn phải bắt taxi để đến điểm cần đến. Vé tàu khá đắt và điều này cũng khiến các hành khách không mấy mặn mà.

    Trung Quốc sở hữu ‘siêu tàu’ nhanh nhất thế giới: Vận tốc lên tới 600km/h, chỉ mất 8 phút để đi 30km, đến Đức cũng phải chào thua - Ảnh 3.

    Một mô hình tàu đệm từ

    Mới đây nhất, các kỹ sư Trung Quốc còn cho biết họ đang phát triển một hệ thống thử nghiệm có thể tăng tốc tàu lên 1.000 km/h, tức nhanh hơn cả các tàu đệm từ hiện nay bằng cách kết hợp công nghệ đường sắt và hàng không vũ trụ. Công nghệ sẽ giải quyết hai vấn đề lớn nhất trong vận tải tàu hỏa gồm ma sát giữa bánh xe với đường ray và lực cản không khí với thân tàu, theo SCMP. 

    Tuy nhiên, theo Lu Fang, kỹ sư ở Đại học Giao thông Bắc Kinh, công nghệ này có rất nhiều rủi ro, chẳng hạn như nguy cơ trật đường ray hoặc mất phanh. Ngoài ra, chi phí cơ sở hạ tầng cao cũng là một thách thức.

    Theo: SCMP, China Daily

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ