Trung Quốc vận hành toàn diện nhà máy điện ‘4 trong 1’ lớn nhất nước: Rộng bằng 1.300 sân bóng, đủ điện cho 700.000 người/ngày, tiết kiệm kiệm 220.000 tấn than/năm
Nhà máy quang điện (PV) nổi lớn nhất Trung Quốc đã kết nối công suất tối đa với lưới điện vào ngày 27/12.
- Tại sao vụ phun trào núi lửa Iceland lại khiến các chuyên gia lo lắng?
- Xương Ishango: Làm sáng tỏ bằng chứng sớm nhất về toán học trong lịch sử loài người
- Stan Larkin: Người đàn ông sống mà không cần có trái tim trong suốt hơn 500 ngày
- Xác ướp 2.400 năm tuổi được bảo quản tốt đến mức các nhà khoa học có thể lấy được dấu vân tay!
- Sự kỳ diệu của AI: 10 công cụ AI tuyệt vời giúp tăng gấp đôi hiệu quả công việc và học tập của bạn!
Đặt tại thành phố Phụ Dương, thuộc tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc, nhà máy quang điện mới được xây dựng trên một khu vực khai thác than cũ ngập nước. Toàn bộ khu vực rộng 867 ha, với tổng công suất lắp đặt là 650.000 KW.
Với 1,2 triệu mô-đun PV, trang trại năng lượng tái tạo này có diện tích tương đương với 1.300 sân bóng đá đạt chuẩn. Sản lượng điện trung bình hàng năm của tổ hợp này dự kiến đạt 700 triệu kWh, tương đương với việc tiết kiệm 220.000 tấn than mỗi năm và giảm được khoảng 580.000 tấn carbon dioxide (CO2).
Dự án năng lượng tái tạo đặt tại Phụ Dương là loạt dự án lưu trữ quy mô lớn cấp quốc gia đầu tiên ở tỉnh An Huy và khu vực đồng bằng sông Dương Tử. Dự án này tích hợp quang điện, năng lượng gió, lưu trữ năng lượng và quản lý khu vực sụt lún.
Toàn bộ công trình bao gồm dự án quang điện 650 MW, dự án điện gió 550 MW và dự án tích trữ điện 300 MW/600 MWh. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng hệ sinh thái nước tự điều tiết, nhằm chuyển đổi cơ cấu năng lượng khu vực đồng bằng sông Dương Tử.
Nhà máy PV nổi tận dụng triệt để mặt nước trống ở các khu vực mỏ khai thác sụt lún để giảm sự bốc hơi, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật trong nước, đạt chất lượng nước sạch và bảo vệ lâu dài môi trường xung quanh. Vừa tối ưu hoá môi trường sinh thái, các bộ phận PV được bố trí phù hợp trên mặt nước để hấp thụ năng lượng mặt trời, tạo ra điện.
Giám đốc dự án Hu Lechao trả lời phỏng vấn của China Media Group (CMG): “Chúng tôi xây dựng nhà máy PV nổi trên mặt nước trống của khu vực khai thác than bị sụt lún, tiết kiệm tài nguyên đất. Chúng tôi cải thiện hiệu suất phát điện nhờ khả năng tản nhiệt âm thanh của mặt nước. Sản lượng điện tạo ra mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu của 700.000 người trong một ngày”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI