Tưởng bị nhiễm phóng xạ mọc ra 10 chân, sự thật về con chim kỳ lạ lại khiến Internet cảm phục
Khoan đánh giá nó qua vẻ ngoài, con chim này "chất" hơn bạn tưởng đấy.
- "Dr. Mario" - Game xếp thuốc huyền thoại của Nintendo sẽ lên mobile vào mùa hè năm nay
- Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của một số emoji bị Internet hắt hủi
- 15 lỗi thiết kế ngớ ngẩn nhất quả đất, đúng là "có mỗi việc làm cũng không xong"
- Lãng mạn hóa những tên sát nhân điển trai có phải trào lưu nguy hiểm của Hollywood?
Mới đây, Internet đang phát sốt lên vì bức ảnh chụp một con chim kỳ lạ. Ngoài 2 chân chính, nó còn có thêm 8 chân nữa thò ra, tổng cộng là 10 cái chân. Chim gì mà có tới 10 chân?
Bạn hãy đếm đi, đúng 10 cái chân đấy
Bức ảnh nhanh chóng được chia sẻ mạnh mẽ trên nhiều mạng xã hội, không phải vì vẻ ngoài dị hợm, mà là sự thật về con chim.
Đáng ngạc nhiên, đây không phải tác phẩm Photoshop để câu likes, mà là ảnh thật 100%.
Một trong những ông bố thương con nhất thế giới hoang dã
Con chim trong ảnh thuộc giống Jacana mào đỏ (Comb-crested Jacanas), tên khoa học là Irediparra gallinacea - được công nhận là một trong những loài chim bản địa của nước Úc.
Jacana mào đỏ là loài chim đặc biệt, chúng biết "Lăng Ba Vi Bộ" - bước đi trên mặt nước nhờ bàn chân có ngón dài, dễ dàng phân bổ trọng lượng lên các loại thực vật trôi nổi.
Jacana mào đỏ của Úc
Theo Science Alert, tấm này kỳ lạ phía trên được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Sally Corte, đến từ Queensland.
Loài chim này vốn rất nhát, nên việc chụp ảnh chúng ngoài tự nhiên là tương đối khó. Khi Sally tìm được máy ảnh thì lũ chim con đi cạnh bố đã biến mất, cô đành giơ máy chụp đại một tấm. Đến khi xem ảnh, Sally tá hỏa phát hiện con chim có thêm 8 cái chân lơ lửng.
Sự thật: Con chim Jacana này đã "địu" mỗi bên 2 đứa con để che chở cho chúng khi cảm nhận được nguy hiểm.
Đây là một tập tính hình thành trong suốt quá trình tiến hóa, bởi 80% tổ của chim Jacana sẽ bị mất sau khi trứng nở. Bởi vậy, chúng sẽ làm mọi thứ để bảo vệ con mỗi khi thấy có đe dọa. Một số báo cáo chỉ ra rằng loài chim này còn biết đổi chỗ giấu trứng khi cần, bằng cách khép cổ lại, cất trứng dưới cằm.
Tìm hiểu sâu hơn một chút, đây là loài chim bản địa của vùng Borneo, và cũng được tìm thấy tại New Guinea và Úc. Năm 2000, nhà nghiên cứu Terrence Mace phát hiện ra rằng đây không phải là một loài chim chung thủy mà theo chế độ "mẫu hệ". Tức là, một con chim jacana cái cỡ lớn sẽ có nguyên cả "đàn" chồng.
Sau khi đẻ trứng, con cái tiếp tục đi tìm tình yêu mới, để nguyên tổ trứng lại cho chim đực ấp một mình, quả đúng là "chim trống nuôi con" theo nghĩa đen.
"Tôi đã chứng kiến cảnh chim trống dang cánh che chở đàn con khi trời mưa," Corte chia sẻ.
Ở thời điểm hiện tại, chim Jacana mào đỏ đang chịu nhiều rủi ro từ ô nhiễm môi trường và động vật ngoại lai. Chúng hiện đang được liệt vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực New South Wales (Úc).
Theo Science Alert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4