Turing giới thiệu "mother of smartphone": chip 24 lõi, RAM 16GB, 1,2TB SSD, camera 60MP, không chạy Android
Không thể tin nỗi có ngày concept này trở thành hiện thực chỉ với kích cỡ một thiết bị di động nhỏ bé nằm gọn trong tầm tay.
iPhone 7 vừa mới được ra mắt cách đây không lâu, và tất nhiên khá nhiều người sẵn sàng bới lông tìm vết mọi khía cạnh của nó nhằm hạ uy tín của Apple, đặc biệt là những cải tiến mới trên thiết bị.
Chính vì dư luận nói chung và giới công nghệ nói riêng bị cuốn vào vòng xoáy đó của sự kiện ra mắt iPhone 7, do đó ít người để tâm đến việc một công ty với tên gọi Turing Robot Industries (TRI) vừa giới thiệu một chiếc điện thoại có thể đánh bại mọi tiêu chí và thước đo chuẩn mực chung hiện nay. Thế nhưng, sự thành công cũng như tiềm năng ứng dụng của nó trong tương lai vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Được đưa tin trên Android Police cùng với những nguồn khác từ thông báo chính thức của Turing, hậu thuẫn bởi CEO Syl Chao, chiếc phablet 6,4 inch Turing Monolith Chaconne được tích hợp thêm cả một bàn phím cứng có khả năng trượt theo thân máy. Bên cạnh đó, hệ thống bộ vi xử lý bao gồm 3 chip Snapdragon lõi 8 được hoạt động đồng bộ với nhau, đồng nghĩa với việc đây sẽ là "con quái vật" 24 lõi, đi kèm với màn hình độ phân giải 4K, 18GB RAM và 1,2TB bộ nhớ SSD.
Chưa đủ ấn tượng ư? Vậy còn cụm 4 camera sau với điểm ảnh 60MP, cùng với camera selfie kép 20MP? Hay còn siêu pin graphene 3600mAh tương trợ cùng với một viên năng lượng hydro 2400mAh Li-Ion?
Có lẽ điểm khác biệt và đáng chú ý nhất ở đây là việc cả 3 chip Snapdragon hoạt động song song với nhau. Cụ thể, TRI đã cung cấp cho khách hàng một lời giải thích cho cơ chế này:
"Kế hoạch của TRI tập trung vào việc kết nối nhiều CPU thông qua WiGig bằng cách ứng dụng một driver tùy biến không dây chạy trên kênh 60Ghz qua giao thức USB 3.0. Quy trình xử lý phức tạp này tạo ra một ma trận dữ liệu tạm thời trong ổ SSD của CPU(1), sau đó tiếp tục tính toán, xử lý và truyền tải ma trận đó sang ổ SSD của CPU(2) cùng lúc. Cuối cùng quá trình này dẫn đến kết quả là việc tất cả CPU đều có thể xử lý, chia sẻ công việc cho nhau để hoạt động hiệu quả hơn," trích thông báo của TRI.
Về lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những linh kiện phần cứng với sức mạnh khủng khiếp trên vào trong một cỗ máy, thế nhưng việc hiệu suất hoạt động tối ưu được hay có để lại hệ quả như nhiệt độ quá tải hay không lại là cả một câu chuyện khác.
Điểm mấu chốt cần nhìn vào ở đây là hệ điều hành mà thiết bị này chạy trên đó: Swordfish OS (xây dựng dựa trên Sailfish - một OS bắt nguồn từ Linux), được tích hợp mạng lưới xử lý mô phỏng thần kinh. Điều này có nghĩa hệ thống này sẽ có khả năng học hỏi và đưa ra những quyết định phù hợp, chính xác và thỏa mãn trải nghiệm của người dùng hơn theo thời gian.
Có lẽ tính đến bây giờ, điểm trừ lớn nhất của chiếc phablet này là thời điểm ra mắt - 2018. Cũng dễ hiểu vì một hệ thống như vật cần nhiều thời gian hơn để đảm bảo chất lượng cũng như tính ứng dụng khả thi. Thế nhưng mọi thứ chỉ là tương đối nếu vẫn nằm trên dự đoán ban đầu.
Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, Turing mới chỉ ra mắt một sản phẩm điện thoại đầu tiên của mình cùng tên với hãng - Turing Phone - dù phải trải qua sau khá nhiều sự cố trì hoãn kế hoạch. Tất nhiên, nó vẫn chưa là gì so với sự "hầm hố" của chiếc Chaconne kể trên. Bên cạnh đó, công ty cũng vừa công bố thêm một dự án khác - Turing Cadenza - mà theo lời họ, nó "chỉ có một con chip lõi kép Snapdragon 830", dự kiến lên kệ vào năm 2017.
Hiện tại, khá bất ngờ và khó hiểu là tài khoản Twitter và Facebook của Turing vẫn chưa có động thái gì phổ biến đến hai chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, sau khi liên hệ với phó chủ tịch thiết kế và sản xuất Calving NG, ông đã xác nhận với Mashable rằng thông tin sẽ được cập nhật sớm nhất từ CEO của Turing.
Chưa biết rằng đây có phải là một... trò đùa chơi khăm công chúng của Turing hay không, nhưng với những thông số kỹ thuật như trên, những sản phẩm của họ thật sự sẽ có khả năng trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường điện thoại cao cấp trong tương lai.
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming