Turkmenistan muốn dập tắt "Cổng địa ngục" đã bốc cháy suốt 50 năm trên sa mạc!

    Đức Khương,  

    Một số nhà địa chất học Turkmenistan cho biết miệng hố xuất hiện vào thập niên 1960 nhưng mãi đến thập niên 1970 mới bắt đầu cháy và nó đã luôn như vậy trên sa mạc Karakum suốt 50 năm qua.

    Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov đã ra lệnh cho các chuyên gia tìm cách dập tắt đám cháy lớn kéo dài 5 thập kỷ tại một miệng núi lửa khổng lồ ở quốc gia Trung Á, được mệnh danh là "Cổng vào địa ngục".

    Turkmenistan muốn dập tắt "Cổng địa ngục" đã bốc cháy suốt 50 năm trên sa mạc! - Ảnh 1.

    "Cổng địa ngục" trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên thế giới của quốc gia Trung Á. Tuy nhiên, du lịch không thực sự bùng nổ ở Turkmenistan, nơi có chưa đến 10.000 khách nước ngoài đến thăm mỗi năm.

    "Cổng địa ngục" xuất hiện vào đầu những năm 1970, nó là một hố sụt rộng hơn 60 mét, được hình thành trong quá trình thám hiểm và khoan khí đốt của Liên Xô. Tuy nhiên, lúc mới được hình thành các nhà khoa học cho rằng lượng khí đốt của miệng hố quá nhỏ, không đủ để khai thác nên đã đốt cháy nó vì lo ngại rằng khí độc có thể sẽ đe dọa con người và động vật hoang dã trong khu vực. Tuy nhiên có vẻ như các nhà khoa học đã tính toán nhầm, và hố ga này vẫn tiếp tục cháy cho đến tận ngày nay.

    Turkmenistan muốn dập tắt "Cổng địa ngục" đã bốc cháy suốt 50 năm trên sa mạc! - Ảnh 2.

    Đây không phải lần đầu tiên Turkmenistan tìm cách đóng "Cổng địa ngục". Tổng thống Berdymukhamedov năm 2010 từng yêu cầu các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp nhưng không đạt được kết quả.

    Theo tờ báo nhà nước Neytralny Turkmenistan, mặc dù "Cổng địa ngục" đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch, tuy nhiên Tổng thống Berdymukhamedov vẫn yêu cầu nội các của mình tìm cách dập tắt "Cổng địa ngục", vốn luôn cháy rực lửa trên sa mạc Karakum suốt 50 năm qua.

    Có một số lý do được đưa ra để dập tắt đám cháy nổi tiếng: ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân sống gần đó; lãng phí tài nguyên khí thiên nhiên có giá trị; và hủy hoại môi trường.

    Theo tờ báo, phó thủ tướng Turkmenistan đã được chỉ thị tập hợp các nhà khoa học, và nếu cần, sẽ tìm kiếm các chuyên gia tư vấn nước ngoài và tìm giải pháp dập tắt đám cháy.

    Hiện tại, vẫn chưa xác định được thời hạn đóng cửa địa điểm du lịch miệng núi lửa Darvaza cũng như việc dập tắt lửa lại "Cổng địa ngục".

    Turkmenistan muốn dập tắt "Cổng địa ngục" đã bốc cháy suốt 50 năm trên sa mạc! - Ảnh 3.

    Mỏ khí Darvaza hay Cánh cửa đến Địa ngục là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan năm 1971 các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí.[1] Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 mét (230 ft) ở vị trí 40°15′10″B 58°26′22″Đ. Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đã quyết định cách tốt nhất là đốt nó.[2] Các nhà địa chất hy vọng rằng dùng lửa sẽ đốt cháy toàn bộ khí trong vài tuần, tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc. Người dân nơi đây gọi hố này là "Cánh cửa đến địa ngục".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ