Tàu Mặt Trăng của Trung Quốc vừa phát hiện ra một "Túp lều bí ẩn" ở phía xa của Mặt trăng
Hạ cánh vào tháng 1 năm 2019 trong khuôn khổ sứ mệnh lần thứ tư của Trung Quốc lên Mặt trăng, chiếc tàu thám hiểm Yutu 2 vừa "chạm trán" với một vật thể hình khối bí ẩn trong miệng núi lửa Von Kármán của mặt trăng.
- Không có vảy, nhầy và cực kỳ hiếm: Cá Oarfish, báu vật của biển sâu
- Hóa ra làn sóng "ly hôn" ở chim hải âu lại có nguyên nhân bắt nguồn từ con người chúng ta
- Giả thuyết MCU: Ai sẽ giúp Thor béo giảm cân?
- Loài cá mập, sinh vật hung dữ nhất đại dương hiện đang trên đà tuyệt chủng!
- Mèo cũng đã từng vào không gian, và tên "cô bé" là Félicette
Từ những chuyến thám hiểm của hải quân để tìm kiếm những vùng đất mới cho đến bước đột phá đầu tiên của chúng ta vào vũ trụ, công nghệ là giới hạn duy nhất của loài người đối với việc khám phá. Và mặc dù Mỹ đã đưa con người lên mặt trăng, nhưng Trung Quốc gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên "đổ bộ" lên vùng tối của mặt trăng - nơi họ vừa phát hiện ra một "túp lều bí ẩn".
Tàu thám hiểm Yutu 2 (Ngọc Thố 2) chạy bằng năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã chụp ảnh vật thể hình khối vào tháng 10 khi khám phá miệng núi lửa Von Kármán.
Theo CBS News, chính Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc đã mô tả vật thể này là một "túp lều bí ẩn" hoặc "ngôi nhà bí ẩn" khi kênh khoa học Our Space của Trung Quốc công bố phát hiện vào ngày 3 tháng 12 năm 2021.
Văn phòng báo chí của Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã công bố một bức ảnh chụp vật thể ở đường chân trời trên nền tối. Tuy nhiên, khó có thể xác định rõ các chi tiết và bản chất của vật thể từ bức ảnh trên.
Theo Space, tàu thám hiểm đã bắt đầu di chuyển về phía tây bắc trên bề mặt Mặt trăng để chụp ảnh và phân tích những phát hiện của nó kể từ khi lần đầu hạ cánh xuống vùng tối của Mặt trăng vào ngày 3/1/2019.
Được trang bị các cảm biến radar xuyên đất và máy ảnh toàn cảnh, tàu thám hiểm Yutu 2 đã phát hiện ra vật thể bất thường có hình dạng kỳ lạ cách đó 80 m vào ngày thứ 36 trong nhiệm vụ của mình - ngày 29 tháng 10 năm 2021. Bức ảnh chụp được là sự tương phản của một đường chân trời cực kỳ đồng đều và một cấu trúc kỳ lạ nhô ra khỏi nó khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã chuyển hướng tàu thám hiểm di chuyển về phía vật thể để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, Yutu 2 sẽ mất từ hai đến ba tháng để đến được vị trí quan sát tốt nhất, vì chiếc tàu chạy bằng năng lượng mặt trời nên nó sẽ tắt khi mặt trời chiếu trực tiếp trên đỉnh đầu để bảo vệ con tàu khỏi việc quá nhiệt - và "ngủ đông" khi không có ánh sáng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thay vì là một dấu hiệu của một nền văn minh tiên tiến để lại, có vẻ như "túp lều bí ẩn" này có khả năng là một tảng đá khổng lồ.
Cấu trúc này nằm gần một miệng núi lửa khá lớn, khiến các chuyên gia tin rằng "túy lều bí ẩn" là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất, nó được nâng lên từ bên dưới trong một sự kiện tác động thiên thạch. Trong khi không ai có thể biết chắc chắn cho đến khi Yutu 2 đến để kiểm tra vật thể một cách chi tiết hơn thì nhiều người vẫn cho rằng đây có thể là một tác phẩm hoặc một kiến trúc của người ngoài hành tinh mà chưa từng được biết đến.
Trên thực tế, đây không phải là lần phát hiện ra vật thể kỳ lạ đầu tiên của Yutu2, kể từ khi nó được đưa lên Mặt trăng, nó đã thực hiện một số khám phá hấp dẫn trong quá trình kiểm tra Mặt trăng kéo dài nhiều năm của mình. Ví dụ, vào tháng 8 năm 2019, nó gặp phải một chất mà Trung Quốc mô tả là "gel-like". Tuy nhiên, khi tiếp cận và lấy mẫu thì hóa ra nó là vật liệu thủy tinh được tạo ra bởi một sự kiện va chạm. Sau đó vào tháng 2 năm 2021, một khám phá kỳ lạ khác đã được thực hiện khi Yutu 2 tìm thấy một loạt các mảnh đá kéo dài được mô tả là "cột mốc" - tuy nhiên, một lần nữa đây lại là những vật thể được sinh bởi tác động địa chất và va chạm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"