Tỷ phú Ray Dalio: "Học cách phát triển từ những sai lầm đau đớn"

    Nguyễn Linh, Theo Trí Thức Trẻ 

    Đối với người khác sai lầm là một sự hổ thẹn; nhưng có lẽ với với tỷ phú Ray Dalio, nhận ra sai lầm của bản thân là niềm tự hào, giúp ông thay đổi để quản lý nhân viên và phát triển quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater.

    Bridgewater Asociates là quỹ đầu tư phòng hộ lớn nhất thế giới, quản lý gần 160 tỷ USD được sáng lập bởi tỷ phú Ray Dalio. Tất nhiên, ít ai biết rằng để phát triển Bridgewater lớn mạnh như ngày hôm nay, Ray Dalio từng mở công ty ngay trong căn hộ vỏn vẹn 2 phòng ngủ của mình ở New York. Trải qua nhiều khó khăn, ông cũng mắc nhiều sai lầm mà ông cho rằng nếu không sai lầm thì ông không thể thành công. Theo Forbes, Ray Dalio là một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 17 tỷ USD.

    Ray Dalio đã chia sẻ bài học đắt giá mà ông học hỏi và rút ra từ những sai lầm của chính bản thân để phát triển tích cực hơn. Đó là giai đoạn tìm cách giải quyết khó khăn với đồng nghiệp, như ông đã nêu chi tiết trong cuốn sách: “Nguyên tắc: cuộc sống và công việc”. Ray Dalion từng chia sẻ trong cuộc họp Delivering Alpha do CNBC và các nhà đầu tư tổ chức rằng những nguyên tắc đó là nền tảng tạo nên sự thành công của ông.

    Một trong những quy tắc giá trị về sự khôn ngoan được ông gọi là minh bạch cơ bản. Và quy tắc còn lại là học cách phát triển từ những sai lầm. “Tôi đã học cách đối mặt với những sai lầm đau đớn… và điều đó đã mang lại thành công cho tôi, cũng như sự phát triển chung của công ty”, ông Ray Dalio chia sẻ.

    Bài học đầu tiên mà ông nhận được đó là vào năm 1993, khi cả ba người bạn thân của Ray Dalio đều nói rằng ông quá nghiêm túc và điều đó thực sự làm ảnh hưởng đến công ty. Họ đã gửi cho Dalio bản văn kiện ghi lại đầy đủ những lời phản hồi của nhân viên. Một phần trong đó chỉ ra sai lầm của Ray Dalio rằng ông thường xuyên nói và làm những điều khiến nhân viên cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Nếu ông không quản lý tốt nhân viên thì sự tăng trưởng của công ty sẽ bị suy giảm và tất cả nhân viên đều bị ảnh hưởng. Phản hồi từ những người bạn và nhân viên trong công ty thật sự đã thức tỉnh cách lãnh đạo của ông.

    “Họ nói rằng quá trình quản lý của tôi là quá áp đặt, không phù hợp và làm tổn thương nhân viên. Về cơ bản, khi nóng giận những điều tôi nói ra có thể khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu”. Để giải quyết vấn đề này, Dalio đã có buổi gặp gỡ riêng với nhân viên để thỏa thuận về cách họ sẽ đối xử với nhau như thế nào để đôi bên đều cảm thấy thoải mái khi làm việc.

    Để mọi chuyện diễn ra minh bạch, Dalio chia sẻ rằng ông muốn nhân viên của mình thực hiện quy tắc: ông sẽ nói với họ những gì ông nghĩ về họ và ngược lại, họ sẽ nói với ông những gì họ thực sự nghĩ về ông. Ray Dalio muốn tạo ra một nền văn hóa nơi nhân viên có thể tồn tại “sự bất đồng ý kiến”. Nhưng chỉ khi trao đổi và tranh cãi công bằng, minh mạch về công việc. Nó phải đảm bảo không gây ra sự mất đoàn kết hoặc tác động xấu đến mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty.

     Ray Dalio muốn tạo ra một nền văn hóa nơi nhân viên có thể nói lên tiếng nói của chính mình, thẳng thắn tranh luận với đồng nghiệp và cấp trên.

    Ray Dalio muốn tạo ra một nền văn hóa nơi nhân viên có thể nói lên tiếng nói của chính mình, thẳng thắn tranh luận với đồng nghiệp và cấp trên.

    Dalio đã áp dụng lý thuyết “minh bạch cơ bản” cho hành vi của mình. Trong bài phát biểu tại diễn đàn TED2017, ông đã thẳng thắn chia sẻ email quan trọng khác mà một nhân viên đã phản ánh đến ông sau cuộc họp.

    “Ray, tôi rất tiếc phải nói rằng ông chỉ xứng đáng được điểm D cho cuộc hợp ngày hôm nay. Ông đã không chuẩn bị chút gì về cuộc họp này cả. Điều đó dễ nhận ra thôi và nó khiến chúng tôi thất vọng thật sự. Chúng tôi hi vọng tương lai ông có thể dành một chút thời gian để chuẩn bị. Có lẽ tôi nên đến và bắt đầu triển khai sơ lược nội dung cho ông. Nhưng chúng tôi không thể để điều này xảy ra một lần nữa. Nếu ông cho rằng lời tôi nói hoàn toàn sai, hãy hỏi những nhân viên khác có mặt trong buổi họp, hoặc chúng ta có thể gặp gỡ để nói về điều này”.

    Nhận được email phản hồi của nhân viên, ông Dalio không hề khó chịu hay cảm thấy bị xúc phạm mà ngược lại “Tôi cảm thấy rất vui mừng vì nhân viên của tôi đã chịu lên tiếng”. Quản lý nhân viên không phải là nhiệm vụ đơn giản, chính những phản hồi minh bạch và thẳng thắn cả nhân viên đã giúp Ray Dalio nhận ra sai sót của bản thân.

    Ông thừa nhận rằng đôi khi ông cũng phạm phải những sai lầm mà chính bản thân ông không thể nhận ra. “Đối với người khác, sai lầm là một sự hổ thẹn; nhưng với tôi, nhận ra những sai lầm của bản thân là cả một sự tự hào. Chúng ta nên chấp nhận sự thật rằng việc có hiểu biết không hoàn hảo là điều tất yếu của con người, sai lầm không có gì phải xấu hổ cả. Chúng ta chỉ nên xấu hổ khi biết bản thân mình sai mà không chịu sửa chữa”, ông cũng trích dẫn lời nói tâm đắc của tỷ phú – nhà đầu tư huyền thoại Geogre Soros.

    Bên cạnh đó, Ray Dalio tin rằng muốn thành công, chúng ta phải trở thành những người có tư tưởng độc lập – độc lập để có thể phản bác lại những quan điểm và hành động sai trái. Và để làm được điều đó, suy nghĩ trung thực và thẳng thắn là điều vô cùng cần thiết.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ