Ứng dụng WhatsApp bản “fake” đã đạt đến trên 1 triệu lượt tải xuống từ kho ứng dụng Google Play
Với hơn 1 triệu lượt tải xuống tính từ khi xuất hiện trên Google Play, tất cả những gì nó mang lại cho người dùng không phải là những cuộc trò chuyện, mà thay vào là một loạt các quảng cáo rác nhan nhản.
- WhatsApp đạt mức 1 tỷ người dùng, vượt mặt cả Facebook Messenger
- WhatsApp trở thành chìa khóa trong cuộc chiến giành miếng bánh 39 tỷ USD trên thị trường “đồ hiệu”
- Tiếp nối sau Instagram, đến lượt WhatsApp copy ý tưởng của Snapchat
- Facebook bị phạt 110 triệu Euro vì cung cấp thông tin "sai sự thật" trong vụ mua lại WhatsApp 3 năm trước
Với hơn 1 triệu lượt tải xuống tính từ khi xuất hiện trên Google Play, tất cả những gì nó mang lại cho người dùng không phải là những cuộc trò chuyện, mà thay vào là một loạt các quảng cáo rác nhan nhản.
Ứng dụng giả mạo này có diện mạo vô cùng giống với ứng dụng WhatsApp gốc, sự khác biệt duy nhất chỉ đến từ một ký tự khoảng trắng nằm phía cuối phần tên mô tả dành cho nhà phát triển ứng dụng.
Một vài cư dân mạng trên diễn đàn Reddit đã chỉ ra rằng đây không phải là trường hợp giả mạo đơn lẻ, kể cả với WhatsApp. Nếu bạn thử đánh cụm từ "WhatsApp" lên thanh tìm kiếm trong kho ứng dụng Google Play, kết quả sẽ cho ra có đến 7 ứng dụng khác giả mạo phần mềm nhắn tin thông dụng này, tất cả đều sử dụng thủ thuật thay đổi một chút tên mô tả của nhà phát triển ứng dụng gốc là "WhatsApp Inc.", thông qua việc chèn thêm các ký tự trắng, dấu sao, hoặc dấu phẩy. Tất cả đều có lượng đánh giá trung bình đạt ở mức 4 sao, lý do một phần có thể do hệ thống đánh giá xếp hạng theo quy mô mở rộng theo chiều ngang của Google Play.
Đây mới chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu thể hiện sự lơ là của Google trong việc bảo vệ người dùng Android. Trước đó đã có những cảnh báo về việc các chuyên gia an ninh mạng và người dùng smartphone không may dính phải mã độc malware khi sử dụng các ứng dụng nhắn tin giả mạo, các trò chơi phổ biến dành cho trẻ em, đặc biệt là các phiên bản giả mạo của trò chơi nổi tiếng Pokemon Go.
Trên thực tế, việc Google không có động thái nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của WhatsApp cũng có thể đến từ việc WhatsApp được sở hữu bởi Facebook – một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Google trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Sau một thời gian thu hút những sự chú ý không đáng có từ cư dân mạng, mới đây nhà phát triển phần mềm giả mạo của WhatsApp đã có động thái thay đổi tên ứng dụng nhằm tránh sự dòm ngó từ các cơ quan sở hữu trí tuệ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"