TPO - Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.
- Nobel Y sinh 2023 vinh danh hai nhà nghiên cứu vắc-xin COVID-19 mRNA
- Mỹ phê duyệt vắc-xin cho côn trùng đầu tiên trên thế giới
- Moderna kiện Pfizer và BioNTech vì đánh cắp công nghệ vắc-xin Covid-19
- Loại vắc-xin từ hàng thế kỷ trước mang lại hy vọng chống lại nhiều mầm bệnh nguy hiểm
- Ra đời hơn 50 năm nay, các dòng code già cỗi này vẫn đang gánh vác tiền của bạn mỗi ngày
Thống kê cho thấy tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vắc xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.
Ông Khuê cho hay phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca COVID-19 vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. “Do đó, cũng không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu”, PGS. Khuê nói.
Chuyên gia thông tin thêm, khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19, Bộ Y tế rất thận trọng, đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm. “Sau đó, chúng ta cũng điều chỉnh dần khi theo dõi thấy vắc xin không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ. Từ chỉ tiêm tại cơ sở y tế, sau đó hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được triển khai rộng hơn", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc xin COVID-19 - là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.
Trước đó vào năm 2021, theo văn bản số 1215/ QLD-KD về việc nhập khẩu thuốc chưa có giấy Đăng kí lưu hành để dáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng chống dịch COVID-19 do Cục Quản lí dược (Bộ Y tế) kí ban hành, Cục Quản lí dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca, số lượng 204.000 liều.
Tên vắc xin: COVID-19 Vaccine AstraZeneca. Nhà sản xuất: SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc
Theo quyết định này, vắc xin được nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch, phải đáp ứng các điều kiện đi kèm trong văn bản chấp thuận phê duyệt vắc xin ngày 1-2 của bộ trưởng Bộ Y tế.
Văn bản cũng nêu rõ, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu để đảm bảo việc sử dụng vắc xin đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, theo đúng cam kết.
AstraZeneca phải thực hiện đúng các quy đinh hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định có liên quan.
Vắc xin AstraZeneca là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam. Đây là vắc xin do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Hiện vắc xin này đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"