Thậm chí, cháu này còn có cả phòng tranh riêng, mở triển lãm lấy tên là Hi vọng, trưng bày 37 tác phẩm vẽ trên vải thô tại quảng trường Union, Mỹ.
Picasso tí hon chưa đúng lắm, phải là siêu tí hon.
Mới 2 tuổi, Lola June vẫn đang đeo bỉm như các bạn đồng trang lứa, tuy nhiên, khiến cả triển lãm nghệ thuật New York Art World phải trầm trồ thì hiếm có cháu nào làm được. Khó mà nhớ nổi năm 2 tuổi ta làm được gì, còn Lola đã vẽ vời và bán tranh cho những nhà sưu tầm giàu có với giá vài trăm USD mỗi bức.
Thậm chí, cháu này còn có cả phòng tranh riêng, mở triển lãm lấy tên là Hi vọng, trưng bày 37 tác phẩm vẽ trên vải thô tại quảng trường Union, Mỹ.
Theo ban tổ chức triển lãm, 12 bức tranh giá từ 300 - 1600 USD (khoảng 7 - 37 triệu đồng) của Lola đã được "đặt gạch".
Lola June
"Thật tự hào khi được làm mẹ của cháu", Lucille Javier, người mẹ với nghề nghiệp là thợ làm đầu, nguyên quán California, cho hay. "Tài năng của Lola khiến tôi trở thành người tốt hơn."
Họa sĩ bé như hạt vừng này khiến những nhà sưu tầm nghệ thuật đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Trong khi tranh của các bạn đồng trang lứa được bố mẹ treo lên tủ lạnh, tranh của Lola đã xuất hiện trong nhiều căn hộ cao cấp ở New York.
David Colbert, bác sĩ da liễu nổi tiếng New York, cũng vừa mua 2 bức sau khi ngắm tranh của Lola tại phòng trưng bày.
"Tôi đang đi dạo và tình cờ trông thấy những tác phẩm của cô bé, chúng thực sự tuyệt vời," David nói với New York Post.
"Tôi nhớ mình đã hỏi nghệ sĩ nào thực hiện những bức tranh này? Họ chỉ cho tôi cô bé 2 tuổi đang ngồi trong lòng mẹ."
Không chỉ là người đồng sáng lập NYDG Health Clinic, David cũng là một nhà sưu tầm nghệ thuật khó tính. Ông nghiên cứu kỹ lưỡng và mua lại 2 bức tranh của Lola với giá 250 và 600 USD.
"Tôi nghĩ rằng những bức tranh này đến từ niềm đam mê thật sự. Tôi đã thấy cô bé cười khi vẽ tranh. Có dấu vết của các họa sĩ nổi tiếng như Jackson Pollock, một chút của Cy Twombly," David nói.
"Vừa ngắm nhìn là tôi đã biết, tranh của cháu bé xứng đáng đặt cạnh những tác phẩm thú vị khác."
Tài năng thiên bẩm của Lola lần đầu được phát hiện bởi Pajtim Osmanaj, một nghệ sĩ và cũng là bạn của mẹ cháu bé. Trong khi mẹ và chú Pajtim ngồi ăn tối, Lola tự lấy bút sáp vẽ lên giấy.
Sau khi chứng kiến những bức vẽ "đậm chất trừu tượng" của Lola, Pajtim đã sốc nặng. Anh ngay lập tức gửi thư cho tổ chức nghệ thuật Chashama, kết quả là phòng tranh của "Picasso tí hon" đã trở thành hiện thực.
"Nét vẽ và màu sắc của Lola khiến tôi nghĩ đến họa sĩ Mỹ Cy Twombly", Pajtim nói. "Tôi không coi đó là bức vẽ nguệch ngoạc của một đứa trẻ."
Theo The Cut, vài tháng trước bảo tàng nghệ thuật Sana Rezwan cũng đã mua tranh của Lola để thêm vào bộ sưu tập trừu tượng của họ với giá 700 USD (hơn 16 triệu đồng).
Pajtim Osmanaj và Lola
"Chúng tôi chưa từng ép con gái vẽ," mẹ của Lola nói. "Con tôi sẽ vẽ khi nào mình thích."
Nhưng, còn quá bé như vậy, liệu Lola có hiểu được thành công của bản thân trong thời điểm hiện tại?
Mẹ Lucille nói rằng, Lola đối xử với tranh như bạn bè của mình, cô bé sẽ hôn lên bức tranh khi ngủ dậy. Thậm chí tỏ ra buồn bực khi Pajtim đem tranh ra triển lãm.
Theo NYP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI