Việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp/liên lạc với người Nhật sẽ đem lại "sutairu" (style - phong cách), trước khi Internet và các bộ phim Hollywood bùng nổ.
Người nói tiếng Nhật sử dụng khá nhiều từ ngữ dựa trên tiếng Anh.
Ví dụ như "baa", có nghĩa là quán bar; "hoteru" thay cho hotel (khách sạn)... Có cả trăm từ ngữ tương tự như vậy. Từ cuối thế kỷ 19, nói tiếng Anh có thể đem lại cho người Nhật "sutairu" (style - phong cách), đây là xu hướng thời thượng trước khi Internet và các bộ phim Hollywood bùng nổ ở Xứ sở mặt trời mọc.
Vào năm 1887, nghệ nhân Nhật Kamekichi Tsunajima đã sản xuất một loạt các bản khắc gỗ với tiêu đề "Fashionable melange of English words" (tạm dịch: Tập hợp từ tiếng Anh thời thượng). Hầu hết những từ ngữ trong bản khắc gỗ đó không "thời thượng" lắm với con người ở thế giới hiện đại, thậm chí còn có một số lỗi như goat (con dê) lại viết thành "gaot", hay refreshing lại viết thành "refreshiug".
Tuy nhiên nó phản ánh sự quan tâm ngày càng cao đối với tiếng Anh trong thế kỷ 19 ở Nhật Bản.
"Fashionable melange of English words" (tạm dịch: Tập hợp từ tiếng Anh thời thượng)
Những bản khắc gỗ này được tạo ra không lâu sau khi hải quân Mỹ có mặt tại Nhật Bản vào năm 1853 nhằm xây dựng quan hệ thương mại, xây dựng quốc đảo này theo khuôn mẫu của các nước phương Tây. Phong trào này được gọi là "Meiji Restoration" (Cải cách Minh Trị, Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân)
Đây là thời kỳ nở rộ các chương trình đổi mới và cải cách của Nhật Bản vào những năm 1860 - 1912, Nhật Bản đặt ra mục tiêu đuổi kịp các nước phương Tây và được công nhận là cường quốc.
Để có thể nắm bắt được khoa học công nghệ cũng như tri thức nhân loại, người Nhật đặc biệt quan tâm đến việc học tiếng Anh.
Trong suốt thời kỳ Minh Trị, các học giả có ảnh hưởng tại Nhật Bản lập luận rằng nên bỏ thứ ngôn ngữ bản địa đã hàng nghìn năm tuổi để chuyển sang tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới hiện đại, của khoa học và thương mại.
Người ủng hộ lớn nhất cho ý tưởng này là Mori Arinori, đại sứ đầu tiên của Nhật Bản tại Hoa Kỳ và cũng là Bộ trưởng Bộ giáo dục đầu tiên trong thời kỳ Minh Trị. Ông đã cho thấy tầm nhìn xa trông rộng qua lời mở đầu trong cuốn sách xuất bản vào năm 1873:
"Trong hoàn cảnh này, ngôn ngữ của chúng ta (tiếng Nhật) sẽ không bao giờ được sử dụng bên ngoài quốc đảo này. Chúng ta sẽ sớm sụp đổ bởi sự thống trị của tiếng Anh, đặc biệt khi sức mạnh của động cơ điện và hơi nước sẽ tràn ngập khắp đất nước. Làm chủ tiếng Anh là điều cần thiết để duy trì sự độc lập giữa các quốc gia..."
Mori Arinori
Người Nhật vốn nổi tiếng vì sự dè dặt và thận trọng khi đưa ra ý kiến trước công chúng. Tuy nhiên, Mori Arinori là một trong những nhân vật lịch sử không hề e ngại điều này.
Ông cho rằng Nhật Bản tụt lùi so với văn minh tiên tiến Âu - Mĩ là do tiếng Nhật. Nó không chỉ mập mờ, phi logic, hệ thống chữ viết quá phức tạp rất bất tiện cho người dân. Đáng tiếc là ý tưởng thức thời của ông đã không trở thành hiện thực, nếu không Nhật Bản sẽ trở thành một "Singapore" từ hàng trăm năm trước.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"