Vật nuôi thời Ai Cập cổ đại đã cũng có một “suất” ở thế giới bên kia và đây là lý do tại sao

    Nostalgia Spiderum,  

    Cho tới ngày nay, chủ đề xác ướp Ai Cập vẫn còn là điều mới mẻ với nhân loại. Không chỉ thực hiện với con người, người Ai Cập cổ đại còn ướp xác thú vật. Mặc dù không lời giải thích cụ thể về mục đích việc này, tuy nhiên, qua đó, các nhà Ai Cập học có thể biết được thái độ của người xưa với động vật.

    Từ các trung tâm chăm sóc chó vào ban ngày, những quán cafe mèo, trung tâm thương mại dành cho thú cưng, cho đến những công viên tưởng niệm động vật, có khi nào loài người yêu thương động vật như bây giờ? Câu trả lời là có, vào thời kỳ cổ đại của đất nước Ai Cập, người ta đã thể hiện thái độ của mình đối với các loài động vật qua việc ướp xác chúng.

     Ảnh chụp X-quang xác ướp của một loài hạc, sống ở ven hồ, là một trong những vật trưng bày tại Triển lãm Bảo tàng Brooklyn: Soulful Creatures: Animal Mummies in Ancient Egypt.

    Ảnh chụp X-quang xác ướp của một loài hạc, sống ở ven hồ, là một trong những vật trưng bày tại Triển lãm Bảo tàng Brooklyn: "Soulful Creatures: Animal Mummies in Ancient Egypt".

    Phát hiện về những sinh vật Ai Cập cổ đại

    Bảo tàng Brooklyn tại thành phố New York (Mỹ) là nơi thích hợp nhất để tìm hiểu về lĩnh vực này. Đây được cho là nơi diễn ra cuộc triển lãm đầu tiên về một chủ đề tương đối hấp dẫn, pha chút rùng rợn: Xác ướp thú vật cổ đại.

    Những nhân viên của viện bảo tàng đã khám phá ra hàng chục xác ướp động vật bị lãng quên mà không có chú thích gì trong bộ sưu tập Ai Cập tại phòng lưu trữ. Trả lời phỏng vấn trong buổi triển lãm tại bảo tàng này, Yekaterina Barbash, nhà bảo trợ, phụ trách bảo tàng nghệ thuật Ai Cập cổ đại cho biết, những động vật này "có lẽ là những loài có số lượng nhiều nhất ở Ai Cập cổ đại. Chúng tôi muốn biết số lượng này lớn tới mức nào".

     Người Ai Cập cổ đại đã kết nối linh hồn của loài chim với Thoth, vị thần trí tuệ.

    Người Ai Cập cổ đại đã kết nối linh hồn của loài chim với Thoth, vị thần trí tuệ.

    Kết quả của việc tìm kiếm và nghiên cứu này là sự ra đời của triển lãm "Soulful Creatures: Animal Mummies in Ancient Egypt" (Những sinh vật có linh hồn: Xác ướp động vật ở Ai Cập cổ đại").

    Mặc dù không có bằng chứng nào có thể giải thích được một cách cụ thể về mục đích của những xác ướp động vật cổ đại này là gì, tuy nhiên, qua đó, các nhà Ai Cập học có thể biết được thái độ của người xưa với động vật: Loài thú không phải giống hạ cấp so với con người. "Người Ai cập tin rằng, động vật cũng có linh hồn, đây là một điều khác biệt thực sự giữa tư tưởng của họ với những nước láng giềng ở vùng Địa Trung Hải", Edward Bleiberg, giám sát viên cao cấp về nghệ thuật Cận Đông, Ai Cập cổ đại và cổ đại, người tổ chức chương trình với tiến sĩ Barbash cho biết. Trong khi đó, các nền văn hóa Hebrew, Hy Lạp cổ đại và La Mã đã từng chế nhạo quan điểm này.

    Ý nghĩa của việc ướp xác thú vật? Liệu người Ai Cập cổ đại có thờ phụng tất cả các loài vật?

    Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để xóa đi một số những quan niệm sai lầm phổ biến. Người Ai Cập cổ đại xưa kia không thờ phụng tất cả các loài động vật, thậm chí không thờ giống mèo, loài động vật mà họ rất coi trọng.

    Bác sĩ Anthony Fischetti, người đứng đầu của hình ảnh chẩn đoán và chụp X quang tại Trung tâm Thú y ở Manhattan, cũng là người hỗ trợ thẩm định xác ướp cho biết: "Đây không phải một con mèo bình thường của thành phố New York đang ngủ bên cạnh khung cửa sổ. Mèo cổ thường có mũi dài và hộp sọ có kích thước lớn hơn".

     Một quan tài mèo chứa xác ướp bên trong là một trong những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Brooklyn.

    Một quan tài mèo chứa xác ướp bên trong là một trong những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Brooklyn.

    Người Ai Cập cũng không hề nghĩ rằng các vị thần của họ thực sự mang hình dạng của động vật, hoặc bán động vật, tiến sĩ Barbash nói. Nghệ thuật miêu tả các vị thần giống như các loài sinh vật có xu hướng thiên về phép ẩn dụ hơn. Ví dụ, những con chó rừng và chó hoang ở gần những nghĩa địa trên sa mạc "được xem như những nhân vật hộ vệ cho người chết", tiến sĩ Barbash cho biết. Những giác quan trọng yếu của chúng là thứ dẫn dắt chúng đến với những vùng đất này, để làm vật đại diện cho Anubis, một vị thần trong văn hóa Ai Cập cổ, có nhiệm vụ dẫn đường cho người đã chết về thế giới bên kia.

    Tuy nhiên, những sinh vật được mai táng độc lập lại mang ý nghĩa về tôn giáo và chúng không bị xem là những sinh vật nhỏ bé. Đó là những con bọ cánh cứng được ướp xác, thậm chí là cả bầy chuột chù tí hon. Chúng có liên quan tới thần thoại sáng thế. Tiến sĩ Bleiberg cho biết "Bầy chuột chù thậm chí có thể giết chết những con rắn. Và bởi vì loài rắn là mối đe dọa của Thần mặt trời, Ra, bất cứ loài động vật nào giết được rắn sẽ được coi là vật hộ vệ cho Thần Ra.

    Người Ai Cập cổ đại cũng coi trọng một số những loài động vật nhất định, đặc biệt là gia súc với các dấu hiệu cụ thể, chúng được xem như hóa thân của các vị Thần đặc biệt. Sau khi chết, chúng được ướp xác và chôn với nghi thức đầy tinh tế và tráng lệ. Các nhà Ai Cập học cho rằng xác ướp thú vật cổ đại được xem như các lễ vật tâm linh, để tỏ lòng biết ơn. Tuy nhiên, bởi họ coi các sinh vật này cũng tồn tại linh hồn và chúng có thể hợp nhất với linh hồn của các vị Thần, vậy nên, rất có thể: Không đơn giản chỉ là lễ vật tạ ơn, xác ướp động vật còn là lời cầu xin được trợ giúp.

     Xác ướp của khỉ đầu chó, được cho rằng đến từ vùng Saqqara, Ai Cập.

    Xác ướp của khỉ đầu chó, được cho rằng đến từ vùng Saqqara, Ai Cập.

    Trong những trường hợp khác, xác ướp có thể ẩn chứa những bí mật kỳ diệu. Một trong những vật thể ấn tượng nhất trong triển lãm "Soulful Creatures" là một con mèo khổng lồ, có thể là mèo hoang, với tấm thạch cao được vẽ tinh tế, có từ khoảng năm 750 – 390 trước Công Nguyên. Tấm bia này được khắc một tựa đề, dịch ra có nghĩa "Osiris – the Cat" ("Osiris – con mèo"), hàm ý về sự liên kết giữa linh hồn của động vật với Osiris, vị thần tối cao cai quản thế giới bên kia.

    Tiến sĩ Barbash cho viết, những nhà bảo quản hiện vật vô cùng để ý đến một chi tiết, xuất hiện trên chiếc máy quét: "Chân của loài thú này được đặt bắt chéo giống như đôi tay của xác ướp con người. Con thú này thực sự đã được ướp xác theo cách họ làm với con người".

    Mặc dù có nhiều lời giải thích từ các chuyên gia, tuy nhiên, không ai có thể biết chắc chắn được rằng, liệu người xưa coi thú vật như thứ để sùng bái hay để sử dụng cho mục đích của họ. Cũng giống như những bí ẩn Ai Cập cổ đại, con mèo cũng như nhiều xác ướp thú vật khác vẫn là những ẩn số.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ