Tránh đường cho cái nắp cống bay, tàu thăm dò nhanh nhất lịch sử nhân loại New Horizon!
Không phải tàu vũ trụ, không phải vận tốc của một chiếc máy bay siêu thanh nào đó, mà là một cái nắp cống. Thật khó mà tin được câu chuyện này, nhưng nó lại là sự thực. Có khi nào ít nhiều vật thể bay nhanh nhất lịch sử nhân loại đã phóng lên không như cái nắp cống này tại thành phố New York?
Không hẳn. Cái nắp cống "trong truyền thuyết’ kể trên bị bắn lên không do một vụ thử bom hạt nhân. Câu chuyện này đã được Robert Brownlee, nhà vật lý học vũ trụ đã thiết kế nên bài thử bom nguyên tử nói trên, đã kể lại với Business Insider câu chuyện khó tin nhưng có thật này.
Ông bác bỏ những lời dèm pha của xã hội về câu chuyện trên, và rằng khả năng cao cái nắp cống kia chính là vật thể nhân tạo bay nhanh nhất lịch sử nhân loại. Đây là cách thức huyền thoại này đã được tạo nên.
Từ năm 1945 tới tận năm 1992, Mỹ cho nổ tới 1.054 quả bom nguyên tử nhằm mục đích thử nghiệm.
Hồi những năm 1950, chính phủ Mỹ và công chúng bày tỏ lo lắng về lượng phóng xạ mà những quả bom thử nghiệm này phát ra. Đến năm 1962, những bài thử bom nguyên tử đã được chuyển xuống thử nghiệm trong lòng đất.
Bài thử bom dưới lòng đất đầu tiên diễn ra mà không có nhà khoa học nào đưa ra được dự đoán trước về những hậu quả của nó. Họ đã tiến hành thử nghiệm một thử nghiệm. Bài thử đầu tiên ấy được đặt biệt danh là Uncle, bom nổ bên dưới Khu vực Thử nghiệm Nevada vào ngày 29 tháng 11 năm 1951.
Nhưng bài thử nghiệm mà chúng ta để mắt tới có tên là Pascal, nằm trong quy mô Chiến dịch Plummbbob. Đáng tiếc là không còn hình ảnh nào từ những thử nghiệm bom Pascal, chỉ còn lại những tài liệu như thế này đây.
Ông Browlee đã thiết kế bài thử Pascal-A với mục đích thử nghiệm khả năng kiểm soát một vụ nổ nguyên tử. Quả bom được đặt vào một ống cống rỗng đường kính 0.,9 mét và sâu 147 mét, với một nắp đậy bằng sắt dày 10 cm. Bài thử được tiến hành vào ngày 26 tháng 7 năm 1957.
Một buổi thử nghiệm bom nguyên tử khác.
Ông Browlee muốn đo đạc xem cái nắp cống bay ra nhanh mức nào, vì thế ông đã thiết kế nên bài thử thứ hai có tên Pascal-B.
Cái ống rỗng trong bài thử nghiệm thứ hai này sâu tới 152 mét. Họ cũng sử dụng một camera tốc độ cao (1 khung hình mỗi một mili-giây) để quay lại thử nghiệm này. Ngày 27 tháng 8 năm 1957, cái "nắp cống" bay vọt khỏi ống với áp lực của một vụ nổ hạt nhân. Camera chỉ ghi lại được đúng một khung hình trước khi cái nắp kim loại dày bay mất dạng.
Sau khi thực hiện các phép toán cần thiết, ông Browlee thấy rằng cái nắp đã bay với vận tốc gấp 5 lần vận tốc cần thiết để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất – khoảng 201.168 km/h.
Vận tốc ấy là gấp 3,4 lần vận tốc của con tàu New Horizon, vẫn được coi là vật thể nhân tạo nhanh nhất lịch sử. New Horizon đạt vận tốc 58.536 km/h khi bay tới Sao Diêm Vương.
Tàu New Horizon - Chân Trời Mới.
Sau thử nghiệm, ông Browlee và các cộng sự của mình đã cố gắng tìm cái nắp cống trên nhưng vô vọng. Họ kết luận rằng cái nắp này bay quá nhanh để mà cháy thành tro trong không gian.
Những hố bom tại Khu vực thử nghiệm Nevada.
Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên bang Xô Viết phóng lên không vệ tinh nhân tạo đầu tiên có tên Sputnik. Nhưng người đầu tiên phóng một vật thể lên vũ trụ phải là ông Browlee với bài thử bom nguyên tử của mình. Với vận tốc kinh hoàng như thế, nhiều khả năng cái nắp đã bay vượt ra ngoài không gian chứ không lơ lửng trên quỹ đạo.
Vệ tinh Sputnik.
Nhiều nguồn tin, nhiều đầu báo nổi tiếng tỏ ý không tin vào câu chuyện này. Nhưng bản thân ông Browlee, người đã trực tiếp thiết kế nên bài thử, biết rõ hơn cả. "Từ góc nhìn của tôi, chắc chắn điều này đã xảy ra".
Và như vậy đấy, đâu đó ngoài Vũ trụ có một cái nắp cống đang bay với tốc độ cả trăm ngàn km/h. Trừ khi nó va vào đâu đó: một tiểu hành tinh, bị rơi vào lực hấp dẫn của một hành tinh nào đó, bay trúng tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh, rơi vào hố đen vũ trụ, ... Chẳng ai rõ cả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"