Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

    Đức Khương,  

    Đứng trước tình trạng khan hiếm thức ăn, những con cóc mía đã phải ăn thịt chính đồng loại của mình, và điều này cũng tạo ra một áp lực tiến hóa để phát triển đối với chúng.

    Cóc mía là một loài xâm lấn khá nổi tiếng và có thể nói chúng là loài "hung hãn" nhất trong số đó. Loài cóc này nguồn gốc từ Nam Mỹ và đã được đưa vào nhiều hệ sinh thái khác với hy vọng chúng sẽ tiêu diệt được các loài gây hại nông nghiệp và bảo vệ mùa màng. Thể nhưng không những không làm được điều mà người ta vẫn kỳ vọng, chúng lại trở thành một loài gây hại, đáng chú ý nhất là ở Úc - chúng không bị các động vật bản địa ăn thịt và các loài ký sinh trùng của Úc cũng chẳng thể làm gì được chúng, trong khi đó tuyến độc của cóc mía lại trở thành mối nguy hiểm đối với hầu hết các loài động vật cố gắng ăn thịt nó.

    Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau - Ảnh 1.

    Những con cóc khổng lồ thực sự tồn tại và chung sống ở các khu vực nhiệt đới của Trung và Nam Mỹ, chiều dài trung bình của chúng chỉ từ 10-15 cm, và con lớn nhất có thể lên tới 24 cm. Đây là loài cóc lớn nhất thế giới - Cóc mía.

    Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có nguy cơ bị ăn thịt. Nòng nọc cóc mía ở Úc đã được quan sát thấy đang ăn những con đồng loại của chúng. Việc ăn thịt đồng loại này dường như là một phản ứng tiến hóa đối với việc thiếu các loài cạnh tranh trong phạm vi xâm lấn của nó, điều này cũng khiến những con cóc mía chuyển sang cạnh tranh lẫn nhau. Và loài động vật này cũng đang chuyển sang một phản ứng tiến hóa bổ sung để cố gắng hạn chế nguy cơ ăn thịt đồng loại.

    Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau - Ảnh 2.

    Bề mặt cơ thể của cóc mía có các tuyến nọc độc và nếu đủ liều lượng thì chất độc này có thể khiến cho con người cảm thấy bị khó thở thậm chí mù mặt. Da của cóc mía cũng có độc tính cao, phía trên mắt chúng có phần lồi lên như khối u và kéo dài đến mũi, phía sau mỗi mắt có một tuyến độc lớn ẩn trong những khối u đó. Khi bị đe dọa, các tuyến này tiết ra một chất dịch màu trắng sữa gọi là độc tố cóc. Đây là hỗn hợp của 14 hợp chất khác nhau, trong đó có nhiều hợp chất gây hại cho nhiều loài động vật, trong đó có một chất hóa học gọi là Benfotiamine.

    Từ quan điểm tiến hóa, ăn thịt đồng loại có thể có ý nghĩa như một cách để hạn chế sự cạnh tranh của các thành viên khác trong loài. Nhưng nhóm nghiên cứu tại Đại học Sydney đã theo dõi hoạt động ăn thịt đồng loại của loài cóc mía cho thấy rằng cuộc xâm lược thành công của loài này vào Australia đã làm nổi bật áp lực tiến hóa này - điều này cũng có thể xảy ra với các loài săn mồi xâm lấn khác.

    Một trong những dấu hiệu của một loài xâm lấn là sự phong phú và phát triển nhanh chóng của nó trong phạm vi mới, nhưng theo thời gian, nguồn tài nguyên cũng dần bị hạn chế và sự cạnh đồng loại cũng trở nên dễ xảy ra hơn và việc ăn thịt đồng loại dường như cũng là một điều tất yếu đối với các loài động vật hoang dã.

    Và sự cạnh tranh đó đã được ghi nhận ở những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của cóc. Những con cóc mới nở gần đây phải mất vài ngày để phát triển thành nòng nọc và trong thời gian này, chúng thường bị những con nòng nọc lớn hơn, trưởng thành hơn ăn thịt. Trong một vùng nước có nhiều nòng nọc, các ổ trứng được đẻ muộn hơn, khi nòng nọc của ổ trứng khác đã nở và dần trưởng thành thì những ổ chứng mới này có thể bị xóa sổ hoàn toàn trước khi chúng có thể nở.

    Nòng nọc ăn nòng nọc có thể xảy ra ở Nam Mỹ. Nhưng điều này xảy ra thường xuyên hơn nhiều ở Úc. Vì vậy, các nhà nghiên cứu quyết định xem liệu việc ăn thịt đồng loại có tạo ra sự khác biệt sinh học giữa quần thể bản địa và quần thể xâm lấn hay không.

    Để làm như vậy, họ đã thu thập những con cóc từ cả quần thể bản địa và quần thể xâm lấn và theo dõi hành vi của chúng. Để bắt đầu, các nhà nghiên cứu chỉ cần đặt trứng đã thụ tinh vào một thùng chứa với một con nòng nọc duy nhất. Điều này cho thấy những con nòng nọc cóc mía Úc hung dữ hơn vì những quả trứng được đặt cùng chúng có khả năng bị ăn thịt cao hơn 2,5 lần bình thường.

    Trong khi nhiều thay đổi có thể tạo ra sự khác biệt này, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nòng nọc Úc có nhiều khả năng xác định và tìm kiếm những con cóc mía mới nở để ăn thịt hơn. Khi được lựa chọn di chuyển vào các thùng rỗng và một thùng chứa cóc mía mới nở, những con cóc Úc xâm lấn có khả năng đi vào thùng chứa con non cao hơn gần 30 lần.

    Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau - Ảnh 3.

    Mức độ săn mồi cao có xu hướng tạo ra các phản ứng tiến hóa để hạn chế tính dễ bị tổn thương, và việc ăn thịt đồng loại cũng không khác cơ chế này là mấy. Trong khi những con cóc mía Nam Mỹ dành tổng cộng khoảng năm ngày ở giai đoạn nở, thì quần thể ở Úc chỉ mất ba ngày. Vì vậy, áp lực của việc ăn thịt đồng loại đã cắt giảm gần một nửa thời gian phát triển của các con non.

    Những loại thay đổi do tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi đã được quan sát thấy ở nhiều loài khác nhau. Và các nhà nghiên cứu có liên quan đã đưa ra một trường hợp khá thuyết phục rằng môi trường khác biệt nơi với sinh sống của một loài xâm lấn giúp thúc đẩy loại tương tác này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ