Nhân loại đã tìm một loại vi khuẩn mới bò lổm ngổm trong lỗ mũi có thể giải quyết được các loại vi khuẩn kháng kháng sinh hiện nay.
Như đã biết, thời đại kháng kháng sinh của loài người đã đến, khi vào cuối tháng 5/2016, loại vi khuẩn kháng được tất cả các loại thuốc hiện nay đã xuất hiện. Kèm theo đó là rất nhiều "siêu vi khuẩn" kháng được hầu hết các loại kháng sinh cũng nhen nhóm bùng lên.
Tuy nhiên, viễn cảnh đen tối dường như chợt bừng sáng, khi các nhà khoa học tìm ra một vũ khí có thể chống lại những siêu vi khuẩn này. Và thứ vũ khí đó chính là một loại vi khuẩn đang bò lổm ngổm trong lỗ mũi của chúng ta.
Cụ thể hơn, các chuyên gia tại ĐH Tübingen (Đức) đã thực hiện nghiên cứu trên 90 ứng viên, và họ phát hiện ra một chủng vi khuẩn mang tên Staphylococcus lugdunensis.
Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công một loại kháng sinh mới mang tên Lugdunin, với khả năng chống lại siêu khuẩn MRSA - tụ khuẩn vàng kháng methicillin phổ biến ở chuột, có thể gây nhiễm trùng vết thương ở người.
Theo Andreas Peschel, nhà nghiên cứu của dự án: "Thông thường, kháng sinh được tạo ra nhờ vi khuẩn gây bệnh và nấm. Nhưng nghiên cứu này còn chỉ ra rằng dựa vào hệ vi sinh chẳng liên quan, chúng ta cũng phát triển được kháng sinh".
Hơn nữa, các thống kê cho thấy MRSA và vi khuẩn mới Staphylococcus lugdunensis hiếm khi cùng xuất hiện trong mũi. Điều này càng chứng tỏ rằng ý tưởng phát triển kháng sinh nhờ hệ vi sinh là hoàn toàn có tiềm năng.
Ngoài ra, một điều cực kỳ ấn tượng ở đây là kể từ năm 1980, con người chưa phát triển được thêm một loại thuốc kháng sinh chủng hoàn toàn mới như thế này. Và theo Peschel: "Lugdunin chỉ là loại thuốc tiên phong, là phần nổi của tảng băng chìm thôi".
Nghĩa là có thể có rất nhiều vi khuẩn khác cũng bị Lugdunin đánh bại, hoặc bằng một số loại thuốc khác dựa trên các vi khuẩn bí ẩn trong lỗ mũi của chúng ta. Điều này sẽ cần thêm vài năm nữa để kiểm chứng.
Tuy nhiên, trận chiến chưa kết thúc. Các chuyên gia cho biết, MRSA hoàn toàn có thể kháng lại Lugdunin, do đó chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu thêm các chủng thuốc kháng sinh tiếp theo chứ chưa "ngồi chơi xơi nước" được. Vì nếu như để MRSA quá mạnh thì ước tính đến năm 2050, hàng trăm triệu người sẽ chết vì nó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.
Theo Trí thức trẻ/Kênh 14
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI