Vì lối chơi của OverWatch quá nhanh, con người không theo nổi nên Blizzard tạo ra một hệ thống AI riêng quan sát trận đấu
Rất có thể họ đã sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ mà mình thu thập được qua nhiều năm hoạt động, để tạo nên một hệ thống AI tiên tiến và mạnh mẽ.
- Blizzard đã không thể làm nên huyền thoại, nếu như không có số tiền 15.000 USD mà bà ngoại Chủ tịch cho vay
- Vô tình tìm được đĩa chứa mã nguồn của StarCraft, game thủ gửi trả Blizzard và được trả ơn cực kỳ hậu hĩnh
- Blizzard tuyển dụng thêm người phát triển game cho di động, lẽ nào ta sắp được chơi StarCraft trên điện thoại?
- Blizzard quan ngại về việc Nintendo Switch không đủ mạnh mẽ để chạy Overwatch
- Gã khổng lồ game Blizzard đâm đơn kiện công ty viết tool hack/bot, quyết tâm đòi lại sự trong sạch cho làng game
- Nếu chăm sóc khách hàng là một nghệ thuật thì Blizzard chính là nghệ sĩ số 1, những câu chuyện sau chứng minh điều đó
Ra mắt tháng Năm năm 2016, OverWatch sớm trở thành một hiện tượng trong làng game thế giới với đồ họa bắt mắt, hình ảnh tươi sáng với lối chơi cực nhanh. Lúc mới xuất hiện, đứa con tinh thần của Blizzard này đã đánh bật mọi tựa game cùng thể loại, một mình thống trị mảng bắn súng góc nhìn thứ nhất có chia vị trí, vai trò từng nhân vật.
Bản thân game với lối chơi cực nhanh đến chóng mặt này khiến không ít người không thể làm quen, theo được với tốc độ kinh hoàng của nó. Chơi đã khó, họ lại càng không thể theo dõi được những gì đang diễn ra trong một trận đấu chuyên nghiệp, với các game thủ đang xử lý tình huống với một tốc độ kinh hoàng.
Trong bài phỏng vấn của trưởng ban kỹ thuật của OverWatch, Tim Ford với trang báo IGN, ông đã nói rằng tốc độ của OverWatch "có thể khiến người thường chóng mặt đến buồn nôn". Đó là lý do tại sao Blizzard đã áp dụng một hệ thống quan sát game hoàn toàn mới, một trí tuệ nhân tạo có thể theo được nhịp độ trận đấu, cho phép cả người xem lẫn bình luận viên dễ dàng quan sát được những gì dang diễn ra trên màn hình.
Theo lời Tim Ford, hệ thống sẽ quan sát toàn bộ diễn biến của các hành động diễn ra trong khung hình, phân tích vị trí của người chơi, của mức độ nguy hiểm của từng người chơi với đối phương, đưa ra quyết định nên theo dõi người chơi nào.
Theo bản thân tôi nhận định, Blizzard đã có một hệ thống dữ liệu khổng lồ về phân tích hành vi người chơi từ tựa game huyền thoại World of WarCraft (WoW). Nói đơn giản cho những bạn không chơi có thể hiểu, thì trong một lần đánh boss, từng người chơi sẽ có những vai trò khác nhau, tạo thành một đội hình gồm có 3 vai trò chính là tank – người đỡ đòn, DD (damage dealer) - người gây sát thương và healer – người hồi máu.
Mỗi một người sẽ tạo ra một chỉ số threat – mức độ đe dọa riêng, con boss sẽ tìm tới người có chỉ số threat cao nhất để tấn công. Ví dụ như sát thương gây ra càng cao, hay buff được rất nhiều máu, chỉ số threat sẽ tăng vọt, đó là khi vai trò của tank trở nên vô cùng quan trọng: tank sẽ tung ra những skill đặc biệt khiến threat của họ tăng cao hơn hẳn toàn bộ những người khác trong đội, vì thế con boss sẽ quay ra đánh tank.
Arthas the Lich King, một trong những trùm khó nhất World of WarCraft.
Blizzard, trong suốt thời gian duy trì đứa con cưng WoW của mình, đã có một lượng dữ liệu khổng lồ để mà phân tích. Không ngạc nhiên khi họ có thể tạo ra được một hệ thống AI theo dõi nhịp độ trận đấu, với tốc độ xử lý và theo dõi cao đến vậy. Người theo dõi giải OverWatch thế giới vừa rồi nhìn chung cũng đều đưa ra những lời khen tương tự nhau, rằng hệ thống theo dõi game năm nay đã tốt hơn năm ngoái rất nhiều.
Bên cạnh việc áp dụng một camera thông minh biết nhận định tình hình của trận đấu để quan sát, Blizzard còn cung cấp cho bình luận viên và khán giả một góc nhìn camera từ trên xuống dưới, với các thông tin như vị trí của người chơi trên bản đồ, lượng máu của họ, skill đặc biệt đang được tung ra, …
Hệ thống còn cho phép bình luận viên dừng khung hình lại, phóng to và xoay theo nhiều hướng để phân tích các tình huống trận đấu. Game cũng được nâng cấp hình ảnh để mọi người, bao gồm cả người chơi, có thể quan sát rõ xem đâu là đồng đội và đâu là kẻ địch.
Hai đội sẽ có hai bộ đồng phục với màu đậm nhạt khác nhau, màu trong game cũng được chỉnh lại để dễ theo dõi.
Một tính năng rất hay khác, đó là hệ thống sẽ tự động dừng game đấu khi có một người chơi bị mất kết nối, không cần tới sự can thiệp của ban kĩ thuật. Tuy nhiên, tính năng này cũng đã được áp dụng rộng rãi ở những giải đấu thể thao điện tử khác như Liên Minh Huyền Thoại, DotA, …
Đây mới chỉ là bước phát triển đầu tiên của Blizzard trong việc tạo ra một trí tuệ nhân tạo, một nền tảng theo dõi trận đấu tiên tiến. Tim Ford nói rằng họ chưa có dự định mở hệ thống cho mọi người cùng sử dụng, nhưng có thể sẽ làm vậy trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI