Vì sao mỗi chiến trường công nghệ lại chỉ có 2 kẻ thống trị so kè bên nhau?

    Lê Hoàng,  

    iPhone vs Galaxy, Intel vs AMD, Windows vs Linux, ATI vs NVIDIA, Facebook vs Google... Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mỗi cuộc chiến công nghệ từ trước tới nay thường chỉ có 2 kẻ thống trị?

    Nhắc đến thị trường hi-tech của những thập niên trước là nhắc tới "Wintel". Những chiếc PC chạy hệ điều hành Windows, chip Intel nắm thị phần áp đảo. Lúc ấy, sẽ là chẳng có gì bất ngờ nếu như ai đó khẳng định rằng Microsoft và Intel sẽ tiếp tục bắt tay nhau thống trị thị trường hi-tech.

    Nhưng mọi thứ đã không diễn ra như vậy. Microsoft và Intel không còn đứng trên đỉnh thế giới. Và 2 gã lớn đó chưa bao giờ bắt tay nhau cả.

    Bạn có biết rằng những sản phẩm cạnh tranh như thế này của AMD sẽ không bao giờ xuất hiện nếu như thiếu đi nhà sáng lập của... Microsoft?
    Bạn có biết rằng những sản phẩm cạnh tranh như thế này của AMD sẽ không bao giờ xuất hiện nếu như thiếu đi nhà sáng lập của... Microsoft?

    Vào giữa thập niên 1990, khi Microsoft đang trong giai đoạn cực thịnh, Intel cũng là tiêu chuẩn của PC với thị phần chưa bao giờ ở mức dưới 90%. Đối thủ lớn nhất của Intel lúc này là AMD vẫn đang thiếu một sản phẩm tốt - tất cả các mẫu chip AMD đều là bản copy từ sản phẩm Intel và thường chậm hơn đối thủ hàng năm trời.

    Năm 1995, một tên tuổi hoàn toàn mới có tên NexGen bỗng dưng xuất hiện trên bản đồ bán dẫn toàn cầu. NexGen có quy mô nhỏ hơn AMD rất nhiều nhưng lại có thứ mà AMD cần: một con chip x86 chất lượng.

    Lúc này, phép màu xuất hiện. Bill Gates bỗng dưng bày tỏ lòng sự quan tâm với NexGen và mời nhà sáng lập Atiq Raza của công ty này đến ăn tối. Trong bữa ăn, Gates gợi ý giới thiệu Raza với AMD và khẳng định rằng hai bên sẽ kết hợp cùng nhau rất tốt. Một năm sau, AMD thâu tóm NexGen và sau đó liên tiếp ra mắt 3 kiến trúc đủ sức cạnh tranh với Intel: K6, K7 và K8.

    Trong vụ kiện chống lại Microsoft vào năm 1998, Intel có phần rất lớn.
    Trong vụ kiện chống lại Microsoft vào năm 1998, Intel có phần rất lớn.

    Đòn đánh lén của "Win" với "tel" là vậy, nhưng phía Intel cũng chẳng mến mộ gì Microsoft. Trong phiên tòa xử Microsoft với cáo trạng độc quyền vào năm 1998, phía Intel ra mặt làm nhân chứng với khẳng định rằng "Phó chủ tịch Paul Maritz của Microsoft nói sẽ cắt nguồn khí thở của Netscape bằng cách ra mắt một bản sao chép của trình duyệt này".

    3 năm sau, khi Intel thất bại trước AMD trong cuộc đua 64-bit, gã khổng lồ phần mềm đưa tập lệnh AMD64 vào làm tiêu chuẩn của Windows, buộc Intel phải mua bản quyền công nghệ từ AMD để tạo ra các mẫu chip tương thích.

    Câu chuyện của Microsoft vs Intel có ý nghĩa gì với những cuộc đua song mã của thế giới công nghệ?

    Rất đơn giản, không một công ty nào muốn bất cứ một thị trường nào bị kiểm soát độc quyền bởi một thế lực duy nhất cả. Ngay cả những gã khổng lồ quyền hành nhất cũng không muốn điều này. Ở vị thế thống trị thị trường hệ điều hành PC, Microsoft có ảnh hưởng rất lớn đến hướng đi của ngành công nghiệp CPU. Từ phía ngược lại, hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu như Intel độc quyền và tự mình tăng giá bán CPU? Rõ ràng là mong muốn phổ cập Windows ra toàn cầu của Microsoft sẽ bị ảnh hưởng.

    Trước khi Galaxy S3 xuất hiện, các nhà mạng Mỹ đã phải tìm đủ mọi cách để đánh lại iPhone của AT&T.
    Trước khi Galaxy S3 xuất hiện, các nhà mạng Mỹ đã phải tìm đủ mọi cách để đánh lại iPhone "của" AT&T.

    Nhìn chung, việc phụ thuộc vào một đối tác duy nhất hoặc để cho một thế lực duy nhất lũng đoạn thị trường có thể tạo ra rất nhiều kịch bản tai hại cho tất cả các bên liên quan. Ví dụ điển hình là hậu quả tai hại của sự cố Qualcomm Snapdragon 810 hay cơn ác mộng Internet Explorer.

    Chính vì như vậy nên mỗi lần một công ty nào đó trở nên quá áp đảo trên một mảng thị trường, các thế lực liên quan chắc chắn sẽ cùng góp sức để một công ty khác vươn lên trở thành đối trọng của công ty này. Ví dụ, thành công của iPhone đã giúp cho nhà mạng AT&T (đơn vị phân phối độc quyền iPhone trong vài năm đầu) có lợi thế rất lớn trước các đối thủ cạnh tranh. T-Mobile vì vậy đã nhận lời "đỡ đầu" cho Google và HTC để ra mắt chiếc G1 Dream, chiếc Android đầu tiên trên thế giới. Một năm sau đó, thành công của Motorola DROID cũng có phần không nhỏ nhờ Verizon. Nhà mạng này trước đó đã từng mang tham vọng đánh bại liên minh AT&T và Apple.

    Tất cả các thị trường khác đều sẽ có những chuyển dịch tương tự. MSI, ASUS, Gigabyte... chắc chắn sẽ không muốn chỉ phụ thuộc vào NVIDIA hoặc ATI/AMD. Các nhà quảng cáo không muốn trao tất cả số phận của mình cho Google, và may mắn cho họ là Mark Zuckerberg đã xuất hiện với một vũ khí quá mạnh mẽ. Thị trường hi-tech bởi vậy thường trở thành những cuộc đua song mã.

    Khó có thể có thêm người thứ 3.
    Khó có thể có thêm người thứ 3.

    Nhưng "song mã" cũng thường là kết quả cuối cùng. Hãy nhìn vào câu chuyện buồn của Windows Phone: nếu như thị trường smartphone xuất hiện một thế lực thứ 3, các nhà phát triển phần mềm sẽ phải hỗ trợ thêm một nền tảng. Kết quả là Windows Phone chết vì thiếu đi sự ủng hộ của ngay cả những bên khá trung lập như Facebook. Tương tự, S3 Graphics chết vì không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như NVIDIA và ATI.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ